Cột sống giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể và giúp con người dễ dàng hơn trong việc tham gia vào các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên đây cũng là một trong những vị trí thường xuyên gặp phải chấn thương, bệnh lý về xương khớp. Một trong những bệnh thường thấy là vôi hóa cột sống. Hãy cùng tìm hiểu thêm về bệnh lý này qua nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung :
Vôi hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống còn có tên gọi khác là gai cột sống và là một trong những bệnh lý phổ biến rất hay gặp ở vùng cột sống, thuộc vào thoái hóa cột sống. Vôi hóa là tình trạng lắng đọng canxi vào các dây chằng. Các dây chằng này sau đó bám vào mấu gai, mấu ngang và thân của đốt sống. Điều này gây ra các cơn đau do sự chèn ép lên dây thần kinh, mạch máu. Các cơn đau này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, hạn chế các vận động của người bệnh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Tất cả các vị trí trên cột sống đều có thể gặp tình trạng vôi hóa cột sống. Trong đó hai vị trí thường gặp nhất là đốt sống cổ và đốt sống lưng. Đây là hai vị trí gặp nhiều tác động nhất khi cơ thế cúi, khom người hay tham gia vào các hoạt động.
Độ tuổi thường gặp bệnh lý này nhất là độ tuổi từ 40 trở lên, khi chức năng xương khớp bị suy giảm và dần lão hóa. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, gặp ở người trong độ tuổi lao động do các thói quen như: sinh hoạt, lao động, công việc tác động tới….
Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống
Do tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể nên cột sống chịu rất nhiều tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Có thể điểm lại những nguyên nhân chính dẫn tới vôi hóa cột sống đó là:
Do tuổi tác: Theo thời gian, bước vào độ tuổi trung niên, chức năng của xương khớp suy giảm rõ rệt và rất dễ gặp phải tình trạng lão hóa. Ở giai đoạn này, tốc độ lão hóa diễn ra nhanh chóng, nếu không có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý cơ thể sẽ nhanh chóng gặp các bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp.
Nguyên nhân là do tốc độ sản xuất tế bào mới suy giảm, không đủ bù lấp lại sự mất đi của các tế bào chết. Ngoài ra yếu tố dinh dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này. Tình trạng loãng xương, giòn xương trở nên phổ biến.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng vôi hóa cột sống có sự chênh lệch rõ rệt giữa nam và nữ. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học và thường xuyên làm việc nặng sai tư thế.
Do chấn thương: Tập luyện sai tư thế, bê vác đồ vật quá sức, sai tư thế, chấn thương do luyện tập thể thao, tai nạn giao thông…cũng là những nguyên nhân dẫn tới chấn thương cột sống, theo thời gian dẫn tới vôi hóa cột sống.
Sự tồn đọng canxi: Sự dư thừa canxi trong cơ thể dẫn tới sự lắng đọng canxi một cách bất thường tại các dây chằng. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì lượng canxi thừa này sẽ gây ra các gai đốt sống hay hiện tượng vôi hóa.
Đây được xem là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới bệnh lý tại cột sống. Dựa trên những nguyên nhân này cũng có thể thấy thoái hóa cột sống, xương khớp, gai đốt sống thường gặp ở những đối tượng sau:
- Người lớn tuổi
- Người thường xuyên lao động nặng
- Người thừa cân
- Người có chế độ dinh dưỡng không khoa học
- Người gặp bất thường về sự chuyển hóa canxi khiến lượng canxi tăng cao trong cơ thể.
Dấu hiệu vôi hóa cột sống
Hầu hết các bệnh lý về xương khớp đều khó phát hiện và không có biểu hiện cụ thể. Vôi hóa cột sống cũng không phải là ngoại lệ. Các cơn đau do gai đốt sống gây ra thường bị nhầm lẫn với các cơn đau lưng thông thường. Vì vậy chỉ khi gặp phải các cơn đau nhói, tái phát nhiều lần do sự chèn ép vào cột sống, dây thần kinh người bệnh mới đi khám.
Việc nắm được các dấu hiệu lâm sàng khi bệnh mới khởi phát là vô cùng cần thiết. Một số dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý này phải kể đến như:
Cơn đau có xu hướng lan rộng: Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở người bị vôi hóa cột sống là các cơn đau có tính chất lan rộng. Nếu bị tại vùng cổ, người bệnh sẽ thấy cơn đau lan xuống vai, cánh tay và gây ra các cơn đau đầu. Nếu bị gai hóa tại vùng lưng, các cơn đau sẽ lan xuống vùng hông, hai chân tê bì, chạy dọc xuống bàn chân.
Chân tay tê bì: Khi xảy ra sự chèn ép lên vùng cột sống cổ hay cột sống lưng người bệnh sẽ xuất hiện các cơn tê bì tại tay, chân. Đôi khi có cảm giác như kiến bò và mất cảm giác. Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc cảm nhận nóng, lạnh.
Rối loạn chức năng đại, tiểu tiện: Một trong những dấu hiệu thường thấy khác là người bệnh khó khăn trong việc chủ động đại, tiểu tiện, Việc này khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin, gặp vấn đề về tinh thần do lo lắng, stress về vấn đề này.
Một số triệu chứng khác: Một số triệu chứng thường thấy khác là ù tai, choáng váng, vận động khó, các cơn đau xuất hiện nhiều, đau âm ỉ…
Tuy nhiên để có thể phát hiện bệnh kịp thời, bạn đọc nên thăm khám định kì 6 tháng một lần. Khi thăm khám, việc mô tả các triệu chứng lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra các chẩn đoán cụ thể và có phương pháp chẩn đoán kịp thời. Thường thấy nhất là xác định bệnh qua chẩn đoán hình ảnh: chụp X quang, xét nghiệm máu, chụp CT.
Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Vôi hóa đốt sống cổ nhìn chung không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên bệnh mang tới những bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống, sinh hoạt. Kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, biến dạng cột sống. yếu cơ.
- Thoát vị đĩa đệm: Lắng đọng canxi làm đĩa đệm dễ tổn thương hơn.
- Biến dạng cột sống: Sự chèn ép trong thời gian cùng các cơn đau lưng gây ra tình trạng biến dạng như gù lưng, lệch, vẹo cột sống hay xẹp đốt sống.
- Hẹp tủy sống: Vôi hóa cột sống làm thu hẹp không gian của tủy, gây ra các hiện tượng chóng mặt, choáng váng, suy giảm trí nhớ.
Cách chữa vôi hóa cột sống
Hiện có nhiều phương pháp điều trị và hỗ trợ bệnh lý này. Tuy nhiên các bệnh lý về xương khớp đều rất khó điều trị dứt điểm. Các biện pháp điều trị chỉ giúp phục hồi chức năng, làm chậm quá trình phát triển của bệnh chữ không thể chữa trị dứt điểm bệnh.
Các phương pháp điều trị thường thấy là sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc tăng cường mật độ xương khớp của Tây y. Nhìn chung các sản phẩm này đều có tác dụng giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, thúc đẩy quá trình tái tạo khớp, chức năng xương khớp. Tuy nhiên lại gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y cũng được nhiều người bệnh lựa chọn. Các bài thuốc này đều lành tính, an toàn và có hiệu quả nhất định trong việc điều trị vôi hóa cột sống. Tuy nhiên các phương pháp này đòi hỏi ở người bệnh sự kiên trì.
Vôi hóa cột sống là căn bệnh không hiếm gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này.