Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thanh thiếu niên

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em chủ yếu mắc phải do yếu tố di truyền từ người mẹ mắc bệnh khi mang thai. Tình trạng này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Để hiểu rõ hơn về những mối nguy hiểm trẻ có thể mắc phải và biết cách điều trị bệnh hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm về xương khớp. Tổn thương do bệnh gây ra không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ vận động mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho tim, phổi, mắt và các cơ quan khác trên cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Đặc biệt, trẻ nhỏ là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển, hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn chỉnh. Thế nên khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ đối mặt với rất nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe.

Cụ thể, một số biến chứng thường gặp nhất là:

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Các phản ứng viêm do viêm khớp dạng thấp gây ra sẽ chèn ép các dây thần kinh, cản trở quá trình tuần hoàn máu. Từ đó dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, vẹo cột sống,…

  • Mắc bệnh viêm mắt và các bệnh liên quan đến mắt

Viêm khớp dạng thấp sẽ làm tổn thương các dây thần kinh quanh khớp và các dây thần kinh chi phối chức năng của mắt. Vì vậy, bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng viêm mống mắt, viêm mắt và viêm màng bồ đào.

Trong những diễn biến nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thậm chí là mù lòa.

Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em còn có thể gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính, viêm mạch máu, nhiễm trùng xương, bệnh về gan, tim mạch. Nặng nề hơn cả là gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh và dẫn đến bại liệt.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em gồm có:

Điều trị bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây đem lại tác dụng tốt trong việc giảm đau, tiêu viêm, kiểm soát triệu chứng bệnh thường được sử dụng là:

  • Thuốc chống viêm NSAID (Naproxen, Ibuprofen,…): Thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm xương khớp
  • Thuốc chống thấp khớp: Được sử dụng khi thuốc giảm đau chống viêm không đem lại hiệu quả tốt
  • Thuốc Corticosteroid: Thuốc này thường được chỉ định khi triệu chứng bệnh đã gây tổn thương cho màng tim, làm rối loạn chức năng gan,…
  • Nhóm thuốc sinh học: Được sử dụng khi viêm khớp dạng thấp ở trẻ em đã có dấu hiệu tăng nặng hoặc không đáp ứng được với các loại thuốc điều trị khác

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc Tây chữa bệnh viêm khớp dạng thấp cho trẻ em cần được thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người nhà tuyệt đối không được tự ý tăng/ giảm, thay đổi liều lượng thuốc hay nhãn thuốc để tránh gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị bệnh bằng liệu pháp thay thế bổ sung

Một số liệu pháp điều trị thay thế giúp giảm đau hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ phù hồi tổn thương có thể áp dụng là: Chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu, bấm huyệt, massage,… Người nhà nên khuyến khích trẻ và giúp đỡ trẻ áp dụng các biện pháp này thường xuyên hàng ngày để sớm phục hồi tổn thương do bệnh viêm khớp gây ra.

điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng cần phải áp dụng song song với các biện pháp điều trị khác mới có thể đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp được thực hiện nhằm mục đích tăng cường tuần hoàn máu, khắc phục tình trạng cứng khớp, đau khớp. Giúp các cử động khớp linh hoạt hơn.

Ngoài ra, thường xuyên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu còn có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện hệ miễn dịch và củng cố chức năng xương khớp rất tốt. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng các bài tập phù hợp.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng

Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thái và chức năng của xương khớp, cột sống. Vì vậy, trẻ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, ngồi học tập đúng tư thế, hạn chế ngồi lâu một vị trí, tích cực tập luyện thể dục thể thao để cải thiện triệu chứng bệnh và đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe.

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học. Tích cực bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như vitamin D, vitamin B, E, K, khoáng chất, canxi, chất xơ,… Đồng thời tránh xa các thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và các chất kích thích độc hại để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Góp phần hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như: thừa cân, béo phì, tim mạch,….

Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp điều trị cuối cùng được chỉ định trong các trường hợp viêm khớp dạng thấp đã có dấu hiệu biến chứng nguy hiểm, sụn và xương khớp đã có dấu hiệu hư hại nghiêm trọng. Các phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện là phẫu thuật loại bỏ tổn thương, phẫu thuật thay khớp,….

Mặc dù có thể đem lại hiệu quả tốt trong việc giảm đau và phòng ngừa biến chứng xấu do viêm khớp dạng thấp gây ra những cách làm này có thể tồn tại một số rủi ro nhất định. Nếu quá trình thực hiện không đảm bảo đúng kỹ thuật, môi trường y tế không được xử lý vô trùng tuyệt đối có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu và các di chứng nguy hiểm khác. Bên cạnh đó chi phí phẫu thuật chữa bệnh viêm khớp dạng thấp cũng là bài toán khó của nhiều gia đình.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích để có biện pháp điều trị hiệu quả. Chúc sức khỏe!

5/5 - (4 votes)