Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính về xương khớp rất thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây tỷ lệ người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này không ngừng gia tăng khiến cho không ít người lo lắng về sức khỏe của mình. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Nội dung :
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng cột sống bị viêm, sưng và tổn thương làm suy giảm chức năng của người vận động. Khi xương cột sống bị thoái khóa người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải triệu chứng đau nhức, cơn đau âm ỉ, tê buốt hoặc đau nhói từng cơn. Gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh.
Thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí đốt sống nào trên cơ thể. Tuy nhiên đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng là nơi chịu nhiều áp lực và chi phối nhiều hoạt động của cơ thể nhất. Vì vậy, đây là hai đoạn đốt sống sớm bị lão hóa, một khi bị thoái hóa thì tổn thương cũng nghiêm trọng nhất.
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh thoái hóa cột sống không có khả năng làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Thế nhưng nếu không được chú ý điều trị sớm, tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng, không thể phục hồi có thể dẫn đến biến chứng teo cơ, tàn phế. Lúc này cuộc sống của người bệnh phải gắn liền với xe lăn và trở thành gánh nặng cho gia đình cũng như toàn xã hội.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là dạng bệnh mãn tính về xương khớp có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó những yếu tố thường được đề cập nhất là:
Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể
Đây là một trong những nguyên nhân chính và rất khó tránh khỏi. Khi tuổi càng cao, chức năng hoạt động của các cơ quan trên cơ thể dần bị suy giảm. Điều này khiến cho khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi xương khớp càng kém hiệu quả.
Hệ quả dẫn đến là mật độ xương giảm sút, xương khớp mất đi sự săn chắc dẻo dai vốn có và trở nên giòn, yếu, dễ vỡ. Dịch nhầy bôi trơn ổ khớp dịch nhầy đĩa đệm cũng không còn đủ để duy trì các chức năng bình thường của cột sống và gây ra tình trạng thoái hóa.
Tính chất công việc
Việt Nam là nước đang phát triển nên hầu như các công việc tạo ra nguồn thu nhập chính cho người lao động đều rất nặng nhọc, khó khăn, hao tổn sức khỏe. Những công việc mang tính đặc thù như công nhân nhà máy, công nhân xây dựng, người lái xe,… gây ra những áp lực rất lớn cho cột sống. Yếu tố này đã đẩy nhanh tốc độ lão hóa dẫn đến nhiều bệnh về cột sống, trong đó điển hình nhất là bệnh thoái hóa cột sống.
Tư thế làm việc và sinh hoạt không khoa học
Ngồi nghiêng ngửa người, ngồi cúi đầu quá thấp, ngồi lệch hông, ngồi hoặc đứng lâu một vị trí,… đều là những thói quen xấu gây ra những tổn thương nặng nề cho cột sống. Từ đó khiến cho cột sống phải gồng lên để duy trì tư thế thẳng cho cơ thể và đảm bảo các hoạt động sống diễn ra bình thường. Hệ quả dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống.
Lười vận động
Lười vận động trong thời gian dài đã tạo ra sức ì lớn cho hệ cơ xương khớp. Điều này cũng khiến cho quá trình vận chuyển máu và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng trở nên kém hiệu quả. Từ đó khiến cho xương khớp sớm bị thoái hóa.
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
Canxi, vitamin, kẽm, magie,… là các khoáng chất rất cần thiết để tái tạo mô sụn, tăng cường chức năng xương khớp và duy trì hệ vận động khỏe mạnh. Do đó, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn các thành phần cần thiết sẽ khiến hệ xương khớp trở nên yếu ớt và sớm bị lão hóa.
Tính chất di truyền
Bệnh về xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng đều có tính chất di truyền. Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có người thân mắc bệnh xương khớp thì nguy cơ bị thoái hóa cột sống sẽ cao hơn nhiều so với người khác.
Ngoài các nguyên nhân điển hình nêu trên thì tình trạng thừa cân béo phì, chấn thương, tai nạn,… cũng là yếu tố đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống mà mọi người cần lưu ý.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Như đã chia sẻ ở trên, thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào. Trong đó đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ dễ bị tổn thương nhất. Các triệu chứng nhận biết bệnh gồm:
* Triệu chứng thoái hóa đốt sống thắt lưng:
- Thường xuyên bị đau nhức vùng thắt lưng: Cường độ và tần suất cơn đau sẽ có sự khác nhau giữa từng người và từng mức độ tổn thương. Khi thời tiết thay đổi hoặc lao động nặng triệu chứng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn
- Cảm giác tê bì chân: Thoái hóa cột sống sẽ chèn ép lên các rễ dây thần kinh ngoại biên khiến người bệnh thường cảm thấy chi dưới bị tê bì, mất cảm giác
- Tầm vận động bị hạn chế: Sự đau nhức, tê bì và cảm giác khó chịu do thoái hóa cột sống gây ra làm cho biên độ vận động của cơ thể bị hạn chế. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn hơn khi vận động, không thể làm việc, sinh hoạt một cách bình thường
* Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ:
- Thường xuyên bị đau nhức, cứng khớp cổ. Các cử động cổ như xoay cổ, nghiêng đầu,….khó khăn và đau nhức khó chịu
- Lực tay và vai yếu hơn bình thường: Sự chèn ép dây thần kinh và tủy sống khiến sức vận động của vùng vai và cánh tay bị suy giảm rõ rệt. Người bệnh khó có thể cầm nắm đồ vật nặng
- Đau đầu, chóng mặt: Thoái hóa đốt sống cổ khiến rễ dây thần kinh bị chèn, cản trở quá trình tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể từ đó dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt, choáng váng, thậm chí có thể ngất xỉu
- Mất cảm giác tay: Ở giai đoạn nặng người bệnh sẽ cảm thấy mất cảm giác tay, không có khả năng cảm nhận nóng, lạnh. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thoái hóa cột sống có thể gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề đến tinh thần, sức khỏe của người bệnh.
Nếu không có biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách và điều trị bệnh kịp thời, có thể người bệnh sẽ gặp phải những tác động tiêu cực như:
- Đau dây thần kinh tọa: Các đốt sống bị thoái hóa liên tục chèn ép lên dây thần kinh tọa gây ra tình trạng tê bì chân tay, đau nhức cơ thể,… Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
- Thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa cột sống cũng sẽ gây ra sức ép nặng nề cho các đĩa đệm cột sống. Đến một mức độ nào đó nó sẽ khiến bao xơ đĩa đệm bị nứt, rách, lớp nhân nhầy bên trong sẽ tràn ra ngoài và tiếp tục chèn ép, cọ xát vào mô mềm, tủy sống,… gây ra tình trạng đau nhức trầm trọng hơn.
- Hội chứng chùm đuôi ngựa: Các dây thần kinh bị chèn ép gây ra sự rối loạn phản xạ của hệ thần kinh. Từ đó khiến người bệnh rơi vào trạng thái đại tiện, tiểu tiện mất tự chủ
- Bại liệt, tàn phế: Sự chèn ép tủy sống, dây thần kinh lâu ngày sẽ khiến bó cơ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hệ vận động cũng trở nên kém linh hoạt, suy yếu dần. Cuối cùng là dẫn đến bại liệt, tàn phế. Người bệnh trở thành gánh nặng của gia đình và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của xã hội
Điều trị thoái hóa cột sống
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc chữa thoái hóa cột sống gồm có:
- Nhóm thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là Paracetamol, Efferalgan,…. Ngoài ra có thể bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc Opioid hoặc Tramadol
- Nhóm thuốc giãn cơ: Thường dùng nhất là thuốc Eperisone hoặc Tolperisone
- Thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs: Các loại thuốc phổ biến là Diclofenac, Ibuprofen, Celecoxib,…
- Thuốc chống thoái hóa có tác dụng chậm: Chondroitin sulphate, Glucosamine,….
- Một số loại thuốc khác
Nhìn chung, thuốc Tây chữa thoái hóa cột sống đều đem lại tác dụng nhanh, dễ sử dụng, đem đến cảm giác dễ chịu tức thời cho người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: Suy giảm chức năng gan thận, xuất huyết dạ dày, nóng rát thượng vị, đau đầu buồn nôn,….
Phương pháp vật lý trị liệu
Các liệu pháp vật liệu thường được áp dụng nhất có thể kể đến như massage, châm cứu, bấm huyệt, tắm nước nóng, chườm nóng, chườm lạnh, kích điện,…..
Các biện pháp này sẽ tác động trực tiếp lên cột sống, dây chằng, dây thần kinh,… với lực vừa đủ. Từ đó giúp làm giảm cơ, mềm cơ, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, tủy sống,… Nhờ vậy cơn đau sẽ được xua tan nhanh chóng. Đem lại cảm giác dễ chịu, thư giãn tinh thần, giúp người bệnh sinh hoạt, làm việc hiệu quả hơn.
Biện pháp này có thể đem đến nhiều tác dụng tích cực, không gây ra tác dụng phụ như việc điều trị bằng thuốc Tây. Mặc dù vậy nó chỉ công dụng giảm đau tạm thời, không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp chữa bệnh khác.
Chữa gai cột sống bằng bài thuốc dân gian
* Bài thuốc từ lá lốt
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 300g lá lốt tươi rồi cho vào bình thủy tinh sạch, ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ trong 1 tháng
- Mỗi ngày người bệnh dùng rượu lá lốt xoa bóp vùng cột sống bị thoái hóa 2 – 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 15ml.
- Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện
* Bài thuốc từ cây cỏ xước
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cỏ xước: 100g
- Sâm đại hành: 30g
- Dứa dại; 50g
- Rượu trắng: 1 lít
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh đem rửa sạch cỏ xước, sâm đại hành và dứa dại rồi ngâm với rượu trắng trong vòng 1 tháng
- Khi rượu thuốc có thể sử dụng, mỗi ngày bạn lấy rượu này xoa bóp vùng cột sống bị đau nhức 2 lần, mỗi lần khoảng 10 – 15ml. Thực hiện đều đặn hàng ngày bạn sẽ thấy tác dụng tích cực từ bài thuốc đem lại
Lưu ý: Bài thuốc này không áp dụng với phụ nữ đang trong ngày “đèn đỏ”, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh về dạ dày.
Nhìn chung các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống có thể đem đến hiệu quả tốt cho người mắc bệnh thoái hóa cột sống mức độ nhẹ, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới đảm bảo được hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó mọi người cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Phẫu thuật
Đây là biện pháp điều trị cuối cùng trong y khoa được chỉ định trong các trường hợp không đáp ứng được phương pháp điều trị bảo tồn hoặc triệu chứng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ được các tổn thương do thoái hóa cột sống gây ra. Từ đó có thể bảo toàn được chức năng vận động của người bệnh, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng không phải lúc nào việc phẫu thuật cũng đem lại tỷ lệ thành công như mong đợi. Hơn nữa chi phí của một ca điều trị cũng rất tốn kém.
Phòng tránh thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính về hệ xương khớp chịu ảnh hưởng lớn bởi sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên nếu được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách thì tất cả mọi người trong số chúng ta đều có thể giảm thiểu được tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Theo đó, người bệnh cần thực hiện tốt các khuyến nghị sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Tích cực bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho hệ cơ xương khớp như thịt cá, trứng sữa, hải sản, rau xanh, trái cây tươi,…
- Duy trì vóc dáng cân đối, kiểm soát tốt cân nặng để hạn chế áp lực cho cột sống
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao
- Xây dựng thói quen sinh hoạt làm việc hợp lý. Không thức quá khuya, không làm việc quá sức
- Tránh xa bia rượu, chất kích thích, đồ uống độc hại và các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,….
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát sớm triệu chứng bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản đầy đủ về bệnh thoái hóa cột sống được chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui trong cuộc sống!