Gai đôi cột sống là tổn thương về cột sống không quá phổ biến nhưng lại có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe. Nếu không được can thiệp sớm nguy cơ bại liệt là rất khó tránh khỏi. Vì vậy mọi người cần trang bị cho mình những thông tin cơ bản về căn bệnh này để biết cách nhận diện điều trị kịp thời.
Nội dung :
Gai đôi cột sống là gì?
Gai đôi cột sống là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng ống thần kinh và phần thân xương sống ở trên dây sống không đóng kín hoàn toàn. Điều này khiến cho xương sống bị tách thành hai phần. Đây là dạng dị tật bẩm sinh về ống thần kinh hình thành từ trong bào thai. Tuy nhiên các trường hợp bị chấn thương cột sống trong quá trình lao động, sản xuất cũng có thể dẫn đến bệnh lý này.
Bệnh gai đôi cột sống được chia thành 3 dạng bao gồm:
- Gai đôi cột sống thể ẩn
Đây là dạng nhẹ và phổ biến nhất trong 3 dạng bệnh. Phần khe hở cột sống rất hẹp, các cấu tạo tế bào trong tủy sống không bị thoát ra ngoài. Vì thế bệnh ít làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người và chỉ có thể được phát hiện thông qua việc chiếu chụp X-quang, khó có thể nhận biết qua các triệu chứng bệnh ngoài.
- Dạng gai đôi cột sống có nang
Dạng này khiến cho người bệnh mất đi một phần chức năng của cột sống. Khi được phẫu thuật đóng cột sống thì chức năng của dây thần kinh tủy sống cũng không thể khôi phục lại được như người bình thường. Chính vì vậy, gai đôi cột sống có nang được đánh giá ở mức độ bệnh nặng nhất.
- Gai đôi cột sống dạng thoát vị màng não
Ở dạng này có khe hở cột sống rất lớn nên xuất hiện tình trạng có những khối thoát vị ở vùng thắt lưng. Trong khối thoát vị thường có dịch não tủy, dây thần kinh và tủy sống, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Biểu hiện gai đôi cột sống S1
Đa số các trường hợp gai đôi cột sống S1 đều có tính chất bẩm sinh, các triệu chứng bệnh có thể khởi phát ngay từ khi còn nhỏ. Vì thế các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với các chấn thương phần mềm thường gặp trong cuộc sống hoặc sự va đập xương khớp trong quá trình lao động sản xuất. Do đó bệnh rất ít khi được phát hiện sớm mà chủ yếu được phát hiện một cách tình cờ hoặc khi bệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Để có thể nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời mọi người có thể căn cứ vào các yếu tố sau:
- Thường xuyên bị đau nhức vùng thắt lưng cùng
S1 là ký hiệu của đoạn đốt sống cùng trên cột sống. Khi gặp phải những cơn đau bất thường tại vị trí này mọi người cần lưu ý vì rất có thể đây là triệu chứng của bệnh gai đôi cột sống. Cơn đau thường rõ rệt hơn khi ấn nhẹ vào thắt lưng cùng hoặc khi lao động nặng. Vùng đau nhức có thể lan tỏa lên vùng vai gáy và tứ chi.
- Thường xuyên bị cơ cứng cơ
Gai đôi cột sống làm ảnh hưởng đến chức năng bình thường của thần kinh và tủy sống. Do đó khi mắc bệnh bạn sẽ gặp phải tình trạng co giật, co cứng cơ, cảm giác tê liệt tứ chi, khả năng vận động tay chân trở nên yếu ớt, đuối sức. Nếu để kéo dài sẽ gây biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến lệch lạc hình thái, người bệnh không thể đi và đứng thẳng như bình thường.
- Rối loạn chức năng vận động
Dây thần kinh tủy sống bị thoát vị ra ngoài hoặc bị xương cột sống chèn ép sẽ khiến người bệnh bị tê bì chân tay, chân tay co cứng, cứng khớp, khó cử động khớp. Những vấn đề này làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh và dần hạn chế khả năng di chuyển hay đi lại.
Bị gai đôi cột sống kiêng ăn gì?
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh gai đôi cột sống, mọi người cần kiêng ăn các thực phẩm dưới đây để hạn chế diễn tiến xấu cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn:
- Thực phẩm qua tinh chế
Các món ăn đã qua tinh chế quen thuộc nhất là gà rán, khoai tây chiên, mì, bún, pizza, khoai tây chiên,… đều có chứa hàm lượng calo rất cao. Khi dung nạp nhiều chúng sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát gây ra sức ép lớn đến cột sống. Từ đó kiến cho triệu chứng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
- Thức ăn chứa nhiều gia vị và chất bảo quản
Nước ngọt, thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn đề chứa rất nhiều đường hóa học và các chất phụ gia. Khi đi vào cơ thể chúng sẽ cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào và gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
- Các loại thịt đỏ động vật
Thịt đỏ động vật được biết đến là nguồn dinh dưỡng rất giàu protein và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao gây ra các phản ứng sưng, viêm đau nhức càng trở nên dữ dội hơn.
- Kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều acid oxalic
Thực phẩm chứa nhiều acid oxalic khiến cho triệu chứng bệnh gai đôi cột sống tăng nặng hơn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sức khỏe và giảm hiệu quả chữa bệnh từ các loại thuốc đang điều trị. Vì thế người bị gai đôi cột sống không nên ăn các thực phẩm có hàm lượng acid oxalic cao như việt quất, khoai tây, củ cải,…
- Chất kích thích
Các chất kích thích thường gặp như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, nước ngọt đóng chai,… đều là các thực phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời chúng sẽ cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, tích tụ độc tố trong gan, thận, nội tạng…. Từ đó khiến cho sức khỏe giảm sút, giảm hiệu quả chữa bệnh và gây ra nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe.
Cách điều trị gai đôi cột sống
Việc điều trị bệnh gai đôi cột sống sẽ được căn cứ vào kết quả thăm khám, chẩn đoán mức độ tổn thương. Tùy vào từng trường hợp cụ thể người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng một số phương pháp sau:
Dùng thuốc Tây
Chữa gai cột sống bằng thuốc Tây là biện pháp được áp dụng khá phổ biến nhờ tính tiện lợi và đem lại tác dụng nhanh. Các loại thuốc phổ biến nhất là thuốc chống viêm giảm đau không steroid, thuốc giảm đau (paracetamol, myonal,…) thuốc bổ sung vitamin như vitamin B1, B12,….
Tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có sư tư vấn hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.
Chữa gai đôi cột sống bằng Đông y
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sinh địa: 50g
- Tàm sa: 30g
- Uy linh tiên: 15g
- Xích thược, tần giao, đương quy, chế phụ tử, kỳ xà, quế chi: 9g mỗi loại
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh đem rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc với 300ml nước trong khoảng 15 phút
- Chia nước thuốc thành nhiều phần, uống hết trong ngày
- Kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn trong khoảng 1 tháng để đảm bảo tác dụng chữa bệnh như mong muốn
Phẫu thuật chữa gai đôi cột sống
Trong các trường hợp gai đôi cột sống mức độ nặng không thể đáp ứng điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định điều trị bằng các phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ giúp điều chỉnh lại hình thái cột sống, khôi phục chức năng vận động của người bệnh.
Tuy nhiên không phải lúc nào việc can thiệp ngoại khoa cũng đem lại tỷ lệ thành công như mong đợi thậm chí còn tiềm ẩn một số rủi ro đáng tiếc. Hơn nữa chi phí của một ca phẫu thuật cũng rất đắt đỏ, không phải người bệnh nào cũng có đủ điều kiện kinh tế để được phẫu thuật.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến mọi người một số kiến thức cơ bản về bệnh gai đôi cột sống và cách chữa trị đang áp dụng phổ biến. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc sức khỏe!