Viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Viêm khớp là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng khớp xương đang bị tổn thương, đau nhức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định chính xác nguyên nhân và nhận diện bệnh kịp thời sẽ giúp việc điều trị bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả hơn. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm khớp mà mọi người nên nắm rõ.

Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là tình trạng khớp xương trên cơ thể đang bị nhiễm trùng, tổn thương hoặc khớp đệm sụn bị bào mòn gây ra cảm giác cứng khớp, đau nhức, khó cử động. Trước đây căn bệnh này được xem là hệ quả của sự lão hóa tự nhiên khi cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Viêm khớp là gì

Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có thể bị sưng viêm. Tùy thuộc vào vị trí khởi phát bệnh mà y học chia thành các bệnh như viêm khớp vai, viêm khớp háng, viêm khớp gối, viêm khớp ngón chân, viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là dạng viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

Cụ thể:

  • Viêm xương khớp: Còn được gọi là tình trạng thoái hóa khớp khi lớp sụn bị phá hủy và mật độ xương giảm dần. Bệnh chủ yếu xảy ra ở độ tuổi trung niên trở ra. Tổn thương khớp thường gặp là thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp cổ tay,….
  • Viêm khớp dạng thấp: Là tình trạng rối loạn tự miễn của hệ miễn dịch khiến màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn và các mô mềm xung quanh bị tổn thương. Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây biến chứng ngay tại khớp mà còn có thể dẫn đến hậu quả nặng nề cho tim mạch, phổi, mắt,…

Nguyên nhân gây viêm khớp

Các nghiên cứu y học chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp. Chủ yếu là những yếu tố bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của mỗi người. Tuy nhiên cũng có các nguyên nhân khách quan khác. Cụ thể như sau:

  • Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể

Càng về già, xương khớp càng bị lão hóa và giảm chức năng hoạt động. Tính linh hoạt, sự dẻo dai của xương khớp cũng giảm dần. Quá trình này diễn ra mạnh sẽ ở lớp sụn khớp và làm tăng ma sát giữa các đầu xương dẫn đến bệnh viêm khớp.

  • Thừa cân, béo phì

Dư thừa cân nặng khiến cho xương khớp chịu nhiều áp lực trong việc nâng đỡ cơ thể. Từ đó đẩy nhanh tốc độ thoái hóa gây ra tình trạng viêm khớp.

  • Chấn thương

Các chấn thương về xương khớp như: Bong gân, trật khớp, giãn dây chằng, gãy xương,… khiến cho khớp xương bị tổn thương và sớm bị thoái hóa, gây ra bệnh viêm khớp.

  • Lười vận động

Lười vận động khiến cho xương khớp kém linh hoạt và tạo sức ì lớn cho quá trình tuần hoàn máu. Điều này khiến cho cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm khớp, tim mạch, béo phì,…

  • Thói quen sinh hoạt, làm việc không khoa học

Thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi làm việc không đúng tư thế, đứng hoặc ngồi lâu một chỗ,… đều khiến khớp bị co cứng, đau nhức, phù nề và gây ra các phản ứng viêm.

  • Thời tiết thay đổi

Nhiệt độ thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể và tác động tiêu cực đến sự sản sinh dịch nhờn bôi trơn ổ khớp. Khi đó các khớp trở nên căng cứng, đau nhức và gây tổn thương, viêm nhiễm khớp.

  • Yếu tố di truyền

Trong gia đình có người mắc bệnh viêm khớp hoặc gặp các dị tật về khớp sẽ khiến cho các thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn so với bình thường.

Triệu chứng bệnh viêm khớp

Viêm khớp là bệnh mãn tính có diễn tiến chậm qua nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí là hàng chục năm. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh không quá rõ ràng, chưa làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của mỗi người. Vì thế tổn thương khớp ít khi được phát hiện sớm. Chỉ khi bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát gây ra cảm giác đau nhức kéo dài việc thăm khám, điều trị mới được tiến hành. Điều này đã dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Triệu chứng bệnh viêm khớp

Do đó, để có thể nhận diện bệnh kịp thời mọi người cần chú ý đến một số triệu chứng sau:

  • Thường xuyên bị đau nhức xương khớp

Triệu chứng đau nhức sẽ xảy ra ở các vị trí bị sưng viêm. Thường gặp nhất là ở khớp gối, khớp ngón tay, khớp háng, đốt sống,… Tình trạng đau nhức có thể dữ dội trong thời gian ngắn hoặc kéo dài âm ỉ.

  • Có dấu hiệu cứng khớp

Phản ứng sưng, viêm ở các khớp khiến cho khớp xương bị cứng cứng, khó cử động. Biểu hiện này thường gặp nhất về buổi sáng sớm hoặc khi thay đổi thời tiết.

  • Khớp bị sưng đỏ

Viêm nhiễm sẽ khiến vị trí bị tổn thương có dấu hiệu nóng, đỏ và phù nề. Khi chạm nhẹ cũng gây ra cảm giác đau nhức dữ dội làm hạn chế khả năng vận động, làm việc của người bệnh.

  • Khớp phát ra âm thanh bất thường

Sự thoái hóa khớp, viêm khớp khiến dịch nhờn bôi trơn ổ khớp bị cạn kiệt. Điều này khiến cho các khớp xương liền kề cọ sát với nhau tạo ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo khi di chuyển.

  • Tê yếu cơ

Tình trạng sưng, viêm đau đớn khiến người bệnh ít vận động. Cộng với sự chèn ép dây thần kinh do phản ứng viêm gây ra khiến cho quá trình tuần hoàn máu kém hiệu quả. Từ đó các khối cơ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến cảm giác tê yếu. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra hiện tượng teo cơ và tàn phế.

  • Khớp bị biến dạng

Ở mức độ nặng, sụn khớp, đầu xương, dây chằng, gân cơ bị tổn thương nghiêm trọng, các cấu trúc tế bào trở nên lỏng lẻo, căng giãn khiến hình thái xương khớp bị biến dạng, lệch lạc.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, bạn cũng có thể nhận diện bệnh viêm khớp thông qua các triệu chứng như: Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, sốt, mất ngủ, mất tập trung,…

Chẩn đoán viêm khớp

Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh viêm khớp được thực hiện bằng một số kỹ thuật là:

  • Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ quan sát hình thái bên ngoài của khớp xương để phát hiện các triệu chứng bất thường. Đồng thời đánh giá sơ bộ khả năng vận động của người bệnh. Làm cơ sở để chỉ định người bệnh thực hiện các biện pháp cận lâm sàng khác.

  • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh gồm có phương pháp siêu âm khớp, chụp X-quang, chụp CT, cộng hưởng từ MRI. Thông qua hình ảnh chụp chiếu bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng tổn thương người bệnh đang gặp phải. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị hoàn chỉnh và phù hợp nhất.

  • Xét nghiệm máu

Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích phát hiện và kết luận bệnh viêm khớp có xảy ra do nhiễm trùng hay không. Nếu là nhiễm trùng, số lượng tế bào bạch cầu trong máu sẽ tăng cao bất thường.

Cách điều trị bệnh viêm khớp

Cách điều trị bệnh viêm khớp

Chữa viêm khớp bằng thuốc Tây

Các loại thuốc có thể sử dụng gồm:

  • Thuốc giảm đau: Hydrocodone, Tramadol, Paracetamol,….
  • Thuốc chống viêm giảm đau không steroid: Naproxen, Ibuprofen,….
  • Thuốc chống thấp có tác dụng chậm: Hydroxychloroquine, Methotrexate,….
  • Các tác nhân sinh hoạt: Infliximab, Etanercept,….
  • Thuốc giảm viêm và ức chế miễn dịch Corticosteroid,….

Các loại thuốc này đều đem đến tác dụng giảm đau, tiêu viêm nhanh chóng. Việc sử dụng thuốc cũng khá tiện lợi. Tuy nhiên nếu sử dụng bừa bãi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: Viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa,…. Hơn nữa thuốc cũng chỉ có tác dụng ức chế phản ứng sưng viêm trong thời gian ngắn. Triệu chứng bệnh sẽ bùng phát trở lại khi có điều kiện thuận lợi.

Chữa viêm khớp bằng cây thuốc Nam

* Bài thuốc từ lá lốt:

Theo y học cổ truyền, lá lốt là dược liệu có tính ấm, vị nồng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng. Đem lại tác dụng tốt trong việc giảm đau, tán hàn, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu sưng,…. Vì vậy lá lốt được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh về xương khớp.

Hướng dẫn cách làm:

  • Người bệnh rửa sạch 20g lá lốt sau đó đem phơi khô
  • Cho lá lốt vào ấm, đun sôi với 500ml nước trong vòng 20 phút
  • Chia nước thuốc thành nhiều phần, uống hết trong ngày và nên uống sau bữa ăn. Triệu chứng viêm khớp sẽ nhanh chóng được cải thiện

* Bài thuốc từ gừng tươi

Tương tự như lá lốt, gừng tươi cũng là dược liệu quý trong Đông y, có tính ấm, mùi thơm, đem lại công dụng chống viêm, sát khuẩn, giảm đau rất hiệu quả.

Hướng dẫn cách làm:

  • Người bệnh cạo vỏ, rửa sạch 1 củ gừng rồi thái thành từng lát mỏng
  • Đun sôi gừng với 200ml nước trong khoảng 5 phút
  • Thêm 1 thìa mật ong vào cốc nước rồi khuấy đều lên để uống trực tiếp. Nên sử dụng khi nước còn ấm để tinh chất gừng nhanh chóng phát huy tác dụng

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sơ chế gừng để làm gia vị cho các món ăn cũng đem lại công dụng giảm đau, giảm viêm rất tốt.

* Bài thuốc từ ngải cứu

Theo nghiên cứu, lá ngải cứu có chứa hàm lượng lớn hoạt chất chống viêm, giảm đau như flavonoid và các acid amin khác. Khi được đưa vào cơ thể, ngải cứu sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng giảm đau, tiêu sưng, tăng cường lưu thông khí huyết. Vì vậy người bệnh có thể sử dụng ngải cứu sẽ chữa viêm khớp ngay tại nhà một cách an toàn và tiết kiệm chi phí.

Hướng dẫn cách làm:

  • Người bệnh chuẩn bị 300g ngải cứu tươi, nhặt bỏ những lá sâu, úa rồi đem rửa sạch
  • Cho ngải cứu vào vào ấm, sắc với 500ml nước trong khoảng 15 phút rồi chia nước thuốc thành 3 phần, uống vào bữa sáng, trưa và tối
  • Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày để tình trạng bệnh sớm được cải thiện

Chữa viêm khớp bằng các liệu pháp vật lý trị liệu

Tập yoga, tập gym, đi bộ, châm cứu, massage, xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh,…. là những liệu pháp rất quen thuộc trong vật lý trị liệu chữa bệnh viêm khớp. Đây là việc tác động lực lên các vị trí xương khớp bị đau nhức nhằm mục đích tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ khớp, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, tủy sống. Nhờ vậy triệu chứng đau nhức, cứng khớp và các phản ứng viêm sẽ được cải thiện đáng kể.

Đây là phương pháp điều trị bảo tồn không dùng thuốc nên người bệnh sẽ tránh được các tác dụng phụ nguy hiểm thường gặp trong Tây y. Thế nhưng nó chỉ đem đến công dụng giảm đau tức thời. Người bệnh cần kết hợp điều trị cùng các biện pháp khác mới có thể cải thiện tốt triệu chứng bệnh.

Chữa viêm khớp bằng cách phẫu thuật

Một số phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong điều trị bệnh bằng cách can thiệp ngoại khoa là: Phẫu thuật làm cứng khớp, thay khớp, phẫu thuật cải thiện chức năng mô sụn, phẫu thuật tạo hình xương,…. Tùy vào từng vị trí khớp xương bị tổn thương bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định các kỹ thuật phù hợp.

Cách làm này sẽ giúp chấm dứt triệu chứng bệnh nhanh chóng và bảo toàn được chức năng vận động của hệ xương khớp. Tuy nhiên quá trình thực hiện tiền ẩn khá nhiều rủi ro như mất máu, nhiễm trùng, đau đớn kéo dài, di chứng hậu phẫu,…. Nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt. Hơn nữa chi phí phục vụ cho một ca phẫu thuật cũng không hề nhỏ.

Cách phòng ngừa viêm khớp

Viêm khớp là bệnh rất phổ biến về hệ vận động có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó có những nguyên nhân khách quan khó có thể tránh khỏi. Thế nhưng nếu chăm sóc sức khỏe đúng cách, mỗi người chúng ta đều có thể phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Cách phòng ngừa viêm khớp

Theo đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, mọi người cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Tích cực bổ sung các khoáng chất có lợi cho xương khớp như: Vitamin, canxi, chất xơ,….
  • Tránh xa các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, các món ăn chứa nhiều mỡ động vật để duy trì cân nặng hợp lý. Hạn chế nguy cơ thừa cân béo phì làm ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống, xương khớp
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao với các môn tập vừa sức, phù hợp với thể trạng để tăng cường sức mạnh cơ bắp, củng cố chức năng xương khớp và thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không thức khuya, không làm việc quá sức. Đặc biệt là không nên mang vác vật nặng trên vai, trên lưng gây áp lực lớn đến hệ vận động
  • Tránh xa bia rượu, chất kích thích và các loại đồ uống độc hại khác. Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản. Đây là các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, khiến hệ miễn dịch suy yếu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm khớp và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe đúng cách, an toàn.

5/5 - (1 vote)