Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính rất nguy hiểm về hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng của căn bệnh này nên việc điều trị và phòng ngừa còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Vì vậy để biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt hơn, mọi người nên dành chút thời gian theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Nội dung :
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là dạng rối loạn tự miễn mắc phải khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô tế bào khỏe mạnh. Từ đó gây ra các phản ứng sưng, viêm đau nhức ở các khớp, đặc biệt là khớp bàn tay, bàn chân.
Theo nghiên cứu y khoa, bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ gây ra ảnh hưởng cho cả hai bên khớp cơ thể. Nếu tổn thương khởi phát từ bên bàn chân, bàn tay trái thì chân và tay còn lại cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Đây cũng chính là đặc điểm riêng biệt của bệnh viêm khớp dạng thấp và các bệnh viêm khớp khác.
Không giống như các bệnh về xương khớp thường gặp, tổn thương của căn bệnh này không chỉ xảy ra ngay tại khớp mà còn có thể tác động đến mạch máu, phổi, tim, mắt,…. Chính vì vậy việc thăm khám bệnh sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mỗi người.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm khớp dạng thấp việc hệ thống miễn dịch tấn công nhầm lên các tế bào khỏe mạnh ở lớp màng bao quanh khớp. Theo thời gian, chúng sẽ phá hủy sụn, bào mòn xương khớp khiến hệ vận động suy yếu. Cuối cùng khởi phát ra các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra do các yếu tố gián tiếp gồm:
- Yếu tố giới tính
Các nghiên cứu y khoa cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới. Theo số liệu thống kê, có khoảng 70 – 80% trường hợp mắc bệnh mang giới tính nữ, cao hơn khoảng 2 – 3 lần so với nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở cả người trẻ từ độ tuổi 30 trở lên.
- Tính chất di truyền
Tương tự như các bệnh về xương khớp mãn tính khác, viêm khớp dạng thấp cũng có yếu tố di truyền. Những người sinh ra trong gia đình có người thân mắc bệnh hoặc có tiền sử mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì bản thân người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 25 – 50% so với những người khác.
- Nhiễm khuẩn khớp
Khi xương khớp bị chấn thương, trật, gãy, rạn xương,… không được điều trị dứt điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh xâm nhập gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Từ đó gây ra sự rối loạn tự miễn được gọi là bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Yếu tố cân nặng
Những người thừa cân, béo phì sẽ gây ra áp lực lớn cho xương khớp, cột sống. Tình trạng này kéo dài sẽ làm hệ vận động dần bị suy yếu do phải gồng lên để chịu tải trọng lớn của cơ thể. Điều này đã làm tăng nguy cơ tổn thương, viêm nhiễm cho xương khớp.
Theo đó, những người có chỉ số BMI từ 25 đến ~40 sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Tính chất công việc
Những người lao động chân tay vất vả, thường phải làm việc nặng, làm việc với cường độ cao, ít có thời gian nghỉ ngơi. Hoặc những người thường phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, người phải ngồi hoặc đứng lâu ở một chỗ,…. sẽ khiến xương khớp bị suy yếu, hệ thống miễn dịch dần suy giảm và gây ra sự rối loạn miễn dịch gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Thói quen xấu trong sinh hoạt
Thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, cà phê,… hoặc làm việc sinh hoạt trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm,…. sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra.
Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi như cảm lạnh, chấn thương, phẫu thuật, cơ thể suy nhược, stress, bệnh truyền nhiễm,….cũng có thể dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp.
Tóm lại, có rất nhiều yếu tố tác động đến cơ thể gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp. Do đó mỗi người cần chú ý hơn đến thói quen sống, chế độ dinh dưỡng và các vấn đề liên quan để có thể hạn chế tối đa nguy cơ bệnh xảy ra với mình.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. Các triệu chứng ban đầu thường là cảm giác đau nhức, tê bì ở các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân,… sau đó có xu hướng lan rộng đến các khớp khác trên cơ thể.
Cụ thể, diễn tiến bệnh như sau:
* Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng sau:
- Người bệnh thường gặp cảm giác đau nhức, tê bì, âm ỉ ở các khớp đầu gối, khớp ngón tay. Cơn đau sẽ tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày
- Triệu chứng đau nhức xương khớp có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi và tăng mạnh khi vận động
- Cơ thể mệt mỏi kèm theo tình trạng sốt nhẹ về buổi chiều. Cơ thể đổ nhiều mồ hôi ngay cả khi nghỉ ngơi
- Toàn thân đau nhức dù không phải vận động, làm việc nặng nhọc. Triệu chứng bệnh thường kéo dài trong khoảng vài tháng trước khi chuyển sang giai đoạn toàn phát
* Triệu chứng bệnh toàn phát
- Người bệnh gặp phải tình trạng cứng khớp, cứng cơ vào buổi sáng. Người bệnh phải ngồi nghỉ ngơi khoảng 15 phút mới có thể cử động khớp như bình thường
- Các khớp bắt đầu có dấu hiệu biến dạng, đỏ tấy, sưng đau, sờ vào có cảm giác nóng. Các cục u sưng có chứa hoạt dịch. Khi ấn vào có cảm giác đau nhức dữ dội hơn
- Vùng da tại các khớp bị viêm đau thường có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ hơn so với các vị trí khác
- Một số trường hợp xuất hiện các hạt nhỏ dưới da, khớp có dấu hiệu lỏng lẻo, phát ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân
Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ ở trên, viêm khớp dạng thấp được xem là bệnh về xương khớp nguy hiểm nhất. Các triệu chứng bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ vận động mà còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nếu không được can thiệp kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể gây ra những biến chứng sau:
- Hình thành nên các nốt thấp khớp: Các nốt thấp khớp sẽ hình thành ở các khớp ngón tay, khuỷu tay và bất kể các vị trí khác trên cơ thể. Thậm chí chúng cũng có thể xuất hiện ở trong nang phổi
- Loãng xương: Bệnh làm hạn chế quá trình hấp thu dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Từ đó khiến cho mật độ xương giảm sút và gây nên bệnh loãng xương
- Nhiễm trùng: Sự suy yếu và hoạt động bất thường của hệ miễn dịch làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng khớp và các cơ quan khác trên cơ thể, kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
- Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi các u cục, phản ứng sưng do viêm khớp dạng thấp gây ra chèn ép lên các dây thần kinh trong ống cổ tay. Từ đó dẫn đến các rối loạn phản xạ hai chi trên, khó cử động cổ tay, bàn tay và tàn phế
- Hội chứng Sjogren: Đây là tình trạng rối loạn liên quan đến việc điều tiết độ ẩm ở miệng và mắt. Điều này khiến cho người bệnh bị khô miệng và khô mắt. Ảnh hưởng đến vị giác và thị giác
Ngoài ra, khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối và không có biện pháp can thiệp đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch. Dẫn đến biến chứng tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim, viêm phổi, ung thư hạch, đột quỵ,…. Thậm chí là tử vong.
Như vậy có thể thấy rằng, viêm khớp dạng thấp không chỉ để lại tổn thương vĩnh viễn cho hệ xương khớp mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo tổn thương khớp mọi người nên chủ động thăm khám bệnh sớm để được tư vấn, điều trị đúng cách, hiệu quả.
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, viêm khớp dạng thấp là dạng rối loạn tự miễn có tính chất mãn tính. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho người bệnh, trong những diễn biến nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Hiện tại căn bệnh này vẫn chưa có biện pháp can thiệp tối ưu nhất để chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách, điều trị kịp thời, áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp cùng với việc rèn luyện thói quen sống khoa học, lành mạnh thì có thể giảm thiểu được tối đa các rủi ro bệnh có thể gây ra. Giúp người bệnh có thể phục hồi đến 80% tổn thương do viêm khớp dạng thấp gây ra.
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp gồm có sử dụng thuốc Tây, thuốc Nam, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Tùy vào từng mức độ bệnh cụ thể của mỗi người bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định các biện pháp phù hợp. Cụ thể như sau:
Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp gồm có:
- Thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs: Thông dụng nhất là thuốc Meloxicam, celecoxib và naproxen,…
- Thuốc giảm đau dạng tiêm Corticosteroid
- Thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm
- Các loại thuốc bổ sung dưỡng chất cho khớp xương
- Thuốc ức chế phản ứng viêm do viêm khớp gây ra
Các loại thuốc này đều đem đến tác dụng nhanh, tiện dụng, giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức, sưng viêm do viêm khớp dạng thấp gây ra. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm như: Buồn nôn, đau đầu, suy giảm chức năng gan, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…. Do đó người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là biện pháp cải thiện triệu chứng bệnh, tăng cường khả năng vận động cho hệ xương khớp mà không cần sử dụng thuốc. Tác dụng chữa bệnh đến từ các tác động lực lên vị trí đau nhức, kích thích tuần hoàn máu, làm mềm cơ, giãn cơ. Từ đó có thể giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức mệt mỏi và sự tê bì chân tay cho người bệnh.
Một số liệu pháp vật lý trị liệu đem đến hiệu quả tốt thường được áp dụng có thể kể đến như: Châm cứu, massage, bấm huyệt, các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe,…. Tùy vào mức độ tổn thương của từng người bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng các liệu pháp phù hợp nhất.
Lưu ý: Biện pháp này không gây ra tác dụng phụ nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh và giảm đau tức thời. Không thể khắc phục hoàn toàn triệu chứng bệnh.
Bài thuốc dân gian
* Cách 1: Dùng lá bạch đàn
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch khoảng 30g lá bạch đàn rồi giã nát
- Đắp trực tiếp nguyên liệu vào các khớp xương bị đau nhức trong khoảng 30 phút
- Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày sẽ đem lại tác dụng giảm đau nhanh chóng
* Cách 2: Giảm đau bằng trà xanh
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh dùng lá trà xanh hãm để làm thức uống hàng ngày thay nước lọc
- Duy trì thói quen này đều đặn hàng ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Lưu ý không uống trà xanh quá đặc, cũng không được áp dụng bài thuốc khi đang đói bụng
* Cách 3: Chữa viêm khớp dạng thấp bằng gừng tươi
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh cạo vỏ, rửa sạch 1 củ gừng rồi giã nát
- Đắp gừng lên các vị trí đau nhức sẽ giúp tăng cường tuần khoảng máu, tiêm viêm, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng có thể hãm trà gừng để uống mỗi ngày cũng đem lại tác dụng chữa bệnh rất tốt
- Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày để triệu chứng bệnh sớm được đẩy lùi
Phẫu thuật
Trong trường hợp áp dụng điều trị bệnh bằng thuốc và vật lý trị liệu đều thất bại hoặc tổn thương khớp có dấu hiệu biến chứng thì bệnh nhân sẽ được cân nhắc chỉ định biện pháp phẫu thuật.
Tuy nhiên quá trình phẫu thuật có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Sau phẫu thuật cũng có thể để lại một số di chứng không mong muốn cho người bệnh. Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật cũng khá tốn kém. Vì thế phẫu thuật được xem là biện pháp điều trị cuối cùng trong y học.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm khớp dạng thấp. Mong rằng những kiến thức chia sẻ trong bài viết đã giúp mọi người biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc sức khỏe!