Viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không? Gen nào?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính thường gặp về hệ xương khớp gây ra tình trạng đau nhức rất khó chịu. Khi triệu chứng bệnh tăng nặng có thể dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, liệt chi và các tổn thương nguy hiểm khác cho tim mạch, mắt, phổi,… Vậy bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp có di truyền?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xảy ra do sự rối loạn tự miễn của hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến các tế bào khỏe mạnh bị tấn công gây phá hủy chức năng hoạt động bình thường. Từ đó dẫn đến các phản ứng sưng, viêm, tấy đỏ ở các khớp bị tổn thương.

Viêm khớp dạng thấp có di truyền không

Đây là dạng bệnh mãn tính có tiến triển chậm kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Ở giai đoạn đầu bệnh ít khi được phát hiện điều trị sớm. Thông thường, việc chẩn đoán, điều trị bệnh thông qua các kỹ thuật sau:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra, đánh giá hàm lượng máu và xét nghiệm định tính type HLA
  • Xét nghiệm đánh giá tốc độ lắng máu gây ra các phản ứng sưng, viêm
  • Xét nghiệm tìm yếu tố thấp: Xảy ra ở khoáng 80% bệnh nhân nhưng chỉ có khoảng 30% được phát hiện ở giai đoạn khởi phát
  • Xét nghiệm kháng thể peptide cyclic citrullinated: Tìm thấy trong khoảng 70% trường hợp mắc bệnh
  • Chụp X-quang khớp: Được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thái và phát hiện những bất thường trong cấu trúc xương khớp

Viêm khớp dạng thấp được xếp vào một trong các bệnh rất nguy hiểm về xương khớp có thể phá hủy chức năng của tim, phổi, động mạch. Dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Đột quỵ, tử vong,… Do đó nhiều người băn khoăn lo lắng rằng “viêm khớp dạng thấp có di truyền không?”

Theo các nghiên cứu y học, nhìn chung các bệnh viêm khớp đều liên quan đến một số yếu tố như: Thói quen sinh hoạt, tính chất công việc, yếu tố tuổi tác, cơ địa của những người cùng chung huyết thống với nhau.

Ngoài ra, cũng có một số gen di truyền gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp khiến cho những thế hệ sau trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Như vậy có thể trả lời rằng viêm khớp dạng thấp có di truyền. Nghiên cứu cho thấy, những người được sinh ra trong gia đình có bố, mẹ hoặc người thân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 25% so với người khác.

Gen di truyền viêm khớp dạng thấp

Số liệu thống kê từ hội Human genetics (hội di truyền học ở Mỹ) công bố năm 2014 cho thấy, có khoảng hơn 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm khớp dạng thấp di truyền sang cho thai nhi. Điều này khiến cho trẻ mắc bệnh ngay từ khi còn nhỏ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm kiểm tra trên hai nhóm đối tượng. Gồm có một nhóm có bố mẹ khỏe mạnh và một nhóm có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Kết quả cho thấy có hơn 50% người trẻ trong nhóm có bố/ mẹ mắc bệnh cũng bị viêm khớp dạng thấp.

Các số liệu thống kê cũng cho thấy, có đến 70% trường hợp viêm khớp dạng thấp ở người trẻ liên quan đến yếu tố di truyền. Trong đó, có một số loại gen ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất di truyền của bệnh viêm khớp dạng thấp là:

  • Gen HLA: Đây là nhóm gen đóng vai trò phân biệt protein trong cơ thể và loại protein trong cơ thể sinh bệnh. Đồng thời nó cũng có nhiệm vụ cảm nhận và điều chỉnh lại các phản ứng xảy ra ở hệ miễn dịch. Nếu trẻ thừa hưởng gen này từ bố/ mẹ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đến 5 lần so với bình thường
  • Gen STAT4: Gen này đóng vai trò quan trọng trong sự chết đi tự nhiên của các tế bào và tế bào Th1.CDKN1A. Từ đó có thể điều hòa và kích hoạt sự hoạt động bình thường của hệ miễn dịch
  • Gen C5 và TRAF: Hai nhóm gen này có nhiệm vụ kích thích các phản ứng sưng, viêm mãn tính thường gặp trong bệnh xương khớp
  • Gen PTPN22: Những người trẻ chịu ảnh hưởng từ mã gen này của bố hoặc mẹ thường có xu hướng khởi phát bệnh từ rất sớm. Triệu chứng bệnh cũng diễn tiến rất nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ thường liên quan đến kháng thể HLA di truyền từ người mẹ mắc bệnh. Vai trò của yếu tố di truyền trong bệnh viêm khớp dạng thấp được biểu hiện rõ nét ở các cặp sinh đông cùng trứng. Tỷ lệ mắc bệnh ở các cặp sinh đôi thừa hưởng mã gen này cao hơn hẳn so với các cặp sinh đôi cùng trứng khác thừa hưởng mã gen HLA-DR1 và HLA-DR4.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết không phải mọi trường hợp viêm khớp dạng thấp cũng đều liên quan đến yếu tố di truyền và chịu ảnh hưởng bởi các mã gen này. Thực chất đây chỉ là yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở người sinh ra từ bố mẹ bị viêm khớp dạng thấp.

Như vậy có thể rằng viêm khớp dạng thấp liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó, phụ nữ đang mắc phải căn bệnh này hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao thì nên thăm khám sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định mang thai. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng di truyền bệnh cho con.

Bởi vì trong quá trình mang thai, sự gia tăng của trọng lượng cơ thể và áp lực bụng bầu khi mang thai sẽ khiến triệu chứng bệnh tăng nặng hơn. Cộng với sự thay đổi nội tiết tố sẽ gây khó khăn cho quá trình sinh nở và tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp tránh được các tác dụng phụ thường gặp trong các loại thuốc dùng để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì vậy chị em nên tạm gác lại kế hoạch sinh nở cho đến khi bệnh được kiểm soát để bảo vệ sức khỏe tốt hơn và giúp bé yêu có được sự phát triển toàn diện nhất.

Trên đây là một số thông tin giải đáp vấn đề viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!

5/5 - (1 vote)