Viêm họng uống thuốc gì luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Việc điều trị đúng thuốc và đúng liều lượng có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện được các cảm giác khó chịu đồng thời ngăn không cho viêm họng có cơ hội tái phát. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về chủ đề nói trên thì đừng bỏ qua bài viết tổng hợp sau đây!
Nội dung :
Viêm họng uống thuốc gì?
Viêm họng thường xảy ra khi bạn bị dị ứng thời tiết, cảm lạnh, cúm mùa hoặc bị tấn công bởi các loại vi khuẩn. Đa phần các trường hợp bệnh có thể thuyên giảm bằng cách tăng cường nghỉ ngơi, ăn uống điều độ hoặc áp dụng một số bài thuốc tại gia từ chanh hay mật ong. Tuy nhiên, nếu triệu chứng viêm họng của bạn kéo dài dai dẳng hơn hoặc các biện pháp dân gian không đem lại hiệu quả tích cực, bạn có thể chuyển sang điều trị bằng Tây y.
Các loại thuốc giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau viêm họng gồm có:
Thuốc long đờm
Các chuyên gia đều thống nhất lựa chọn thuốc long đờm đúng top 1 trong vấn đề “Viêm họng uống thuốc gì?”. Phần lớn người bệnh viêm họng đều gặp phải hiện tượng ho có đờm kéo dài, vừa gây ngứa rát cổ họng vừa khiến việc hít thở gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, có những trường hợp chất dịch nhầy còn phát sinh trong cỏ khoang mũi và hốc xoang rất khó chịu.
Khi sử dụng thuốc long đờm, người bệnh có thể phần nào cải thiện được những cảm giác khó chịu nói trên. Nguyên nhân là vì loại thuốc này có thể giúp làm loãng chất dịch tiết ra đọng lại trong cổ họng đồng thời ngăn không cho chúng tích tụ, nhờ vậy mà tình trạng viêm và tắc nghẽn.
Các loại thuốc long đờm phổ biến hiện nay có thể kể đến như Acemuc, Bisolvon, Prospan,… Bên cạnh việc dùng thuốc, các bác sĩ cũng khuyên người bệnh uống nhiều nước cũng giúp loại bỏ dịch đờm nhầy và thúc đẩy quá trình đào thải vi khuẩn, virus gây hại ra khỏi cơ thể.
Thuốc chống viêm non steroid
Bệnh viêm họng thường gây ra cảm giác đau rát và khó chịu, khiến người bệnh mất ngủ hoặc ngủ không được sâu giấc. Trong những trường hợp thế này, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng thêm thuốc chống viêm non steroid, ví dụ như Advil, Acetaminophen, Panadol,… để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.
Các loại thuốc chống viêm non steroid hoạt động với cơ chế làm gián đoạn quá trình sản sinh hormone gây viêm prostaglandins, nhờ vậy mà người bệnh không còn cảm thấy đau họng nữa. Bên cạnh nó, loại thuốc này cũng giúp giải quyết triệt để một số triệu chứng khác như buồn nôn, sốt, đau đầu.
Để đạt được kết quả tối ưu, người bệnh nên kết hợp thêm biện pháp hydrat hóa bằng cách sử dụng thuốc xịt mũi hay nước muối sinh lý vệ sinh khoang miệng.
Viên ngậm đau họng
Viên ngậm đau họng là biện pháp tại chỗ được nhiều người bệnh áp dụng. Khi dùng viên ngậm, cảm giác đau rát khó chịu ử cổ họng có thể được cải thiện một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, tình trạng ho kéo dài cũng thuyên giảm đáng kể, khiến người bệnh dễ chịu và thoải mái hơn.
Viên ngậm được sản xuất với kích thước nhỏ gọn, dễ dàng mang theo dù người bệnh có di chuyển bằng phương tiện nào. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể sử dụng viên ngậm bất kỳ khi nào cơ thể cảm thấy khó chịu. Một điểm cộng khác của các sản phẩm này là hương vị dịu ngọt, the mát, trẻ em hay phụ nữ mang thai đều có thể sử dụng một cách an toàn.
Các thuốc chống trào ngược
Các trường hợp viêm họng mãn tính thường ít liên quan đến virus, vi khuẩn hay dịu ứng mà có thể bắt nguồn từ việc người bệnh bị trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng dịch vị bên trong dạ dày chảy ngược lên phía trên thực quản và vòm họng, khiến lớp niêm mạc dần bị bào mòn và trở nên sưng tấy. Người bị viêm họng liên quan đến chứng trào ngược thường phải sử dụng một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng axit: Loại thuốc này có khả năng trung hòa axit dạ dày, làm giảm tính axit của dịch vị hiệu quả. Ví dụ: Tums, Mylanta, Maalox,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Loại thuốc này có tác dụng khiến dạ dày giảm sản xuất axit dịch bằng các hạn chế hoạt động của hormone PPI liên quan đến quá trình tiết axit trong bao tử. Ví dụ: Omeprazole, Lansoprazole,…
- Thuốc chẹn H2: Loại thuốc này cũng có tác dụng giảm sản xuất axit dịch vị nhờ vào khả năng ức chế cơ thể sản xuất ra ít hơn kháng thể histamin-2. Ví dụ: Famotidine, cimetidine,…
Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng
Người bệnh viêm họng do vi khuẩn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh sau đây:
- Penicillin: Loại kháng sinh này có tác dụng ngăn chặn quá trình tổng hợp mucopeptide trong thành tế bào của vi khuẩn, khiến chúng không có đủ dinh dưỡng và bị tiêu diệt. Không những vậy, penicillin cũng khiến các loại vi khuẩn gây hại không còn khả năng sinh sôi và phát triển bên trong niêm mạc cổ họng.
- Ceftriaxone: Ceftriaxone là loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ ba. Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp cơ thể người bệnh xuất hiện dấu hiệu nhờn thuốc với penicillin. Thuốc được đánh giá là có khả năng thâm nhập vào sâu bên trong vi khuẩn và liên kết với những protein chính của vi khuẩn, khiến chúng không còn khả năng phát triển.
- Macrolides: Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với penicillin thì có thể đổi sang sử dụng thuốc kháng sinh Macrolides. Loại thuốc này kháng khuẩn bằng cách liên kết với 50S ribosomal – một tế bào quan trọng của vi khuẩn, khiến vi khuẩn không thể tự tổng hợp protein được nữa.
- Levofloxacin: Levofloxacin là loại kháng sinh thường được sử dụng trong các bệnh đường hô hấp trên, ví dụ như viêm xoang, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm amidan,… Đây là thuốc kháng sinh nhóm Fluoroquinolones, hoạt động bằng cách ức chế DNA gyrase của vi khuẩn. Levofloxacin dạng viên uống được chứng minh là có hiệu quả lên đến hơn 90% và có thể sử dụng với các trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu nhờn thuốc kháng sinh khác.
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề “Viêm họng uống thuốc gì?”. Việc điều trị có thể đạt kết quả tốt nhất nếu người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp.