Một trong số các bệnh lý thường gặp nhất khi thay đổi thời tiết đó chính là viêm phế quản. Chúng gây cảm giác ngứa, đau rát cổ họng và dẫn tới tình trạng ho khiến cho người bệnh rất khó chịu và ảnh hưởng tới quá trình ăn uống. Mặc dù là không còn xa lạ nhưng có rất nhiều người vẫn hoang mang và lo lắng khi mắc chứng viêm phế quản, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn để có những phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh phù hợp.
Nội dung :
Viêm phế quản là bệnh gì?
Viêm phế quản là một triệu chứng của việc nhiễm trùng, tổn thương đường hô hấp. Lúc này, một trong những cơ quan như niêm mạc ống phế quản, tiểu phế quản có thể bị sưng tấy, viêm loét hay mưng mủ. Tình trạng này khiến cho người bệnh thường cảm thấy ngứa, rát, đau nhức ở cổ họng và ho liên tục. Chúng khiến cho quá trình ăn uống, nói chuyện trở nên khó khăn hơn, thậm chí là mất ngủ, mệt mỏi vì ho quá nhiều.
Theo các chuyên gia Y tế, bệnh viêm phế quản được phân chia theo 2 dạng chính là thể cấp tính và thể mãn tính. Trong đó thể cấp tính là tình trạng bệnh mới xuất hiện và chúng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 1 tuần cho tới 10 ngày. Thông thường nguyên nhân sẽ do virus, vi khuẩn tấn công hoặc sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt là khi trời trở lạnh.
Ngược lại, khi người bệnh đã chuyển sang mãn tính thì tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài và rất khó để điều trị dứt điểm. Bởi vì đến giai đoạn này thì ống phế quản đã bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh có thể kéo dài trong vài tháng và tái phát nhiều lần trong năm. Thường thì viêm phế quản mãn tính chính là hệ quả của việc không điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm khi đang ở giai đoạn cấp tính.
Mặc dù là bệnh lý thường gặp nhưng nếu không có phương pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời thì viêm phế quản có thể biến chứng nguy hiểm như sau:
- Hen suyễn: Khi để bệnh kéo dài, lớp niêm mạc sẽ có nguy cơ bị sưng tấy, phù nề. Lúc này lớp cơ ở phế quản bị co thắt mạnh hơn do niên mặc đã thu hẹp. Chúng khiến cho người bệnh thường xuyên bị khó thở, lồng ngực có rút và rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Tổn thương phổi: Vì phế quản có vị trí nằm ngay cạnh phổi nên những tổn thương của bộ phận này sẽ gây ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh, trong đó có phổi. Do các túi khí bị đọng dịch và chứa nhiều mủ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công từ phế quản sang phổi.
- Phổi tắc nghẽn mãn tính: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng của viêm phổi mãn tính. Người mắc bệnh thường cảm thấy khó thở, ho nhiều kèm đờm và thường có tiếng khò khè mỗi khi hít thở. Nguyên nhân là do luồng khí đã bị thu hẹp khiến cho người bệnh luôn cảm thấy thiếu không khí và phải gắng sức để thở.
Triệu chứng viêm phế quản
Ở mỗi giai đoạn của bệnh thì viêm phế quản lại có những triệu chứng khác nhau. Hơn nữa, chúng còn khá giống với một số bệnh lý khác như cảm cúm, sổ mũi hay viêm phổi…Dưới đây là những triệu chứng phổ biến và dễ phân biệt nhất:
Đau rát cổ họng
Đau rát cổ họng là một trong những biểu hiện đầu tiên khi bị viêm phế quản. Thường người bệnh sẽ cảm thấy rất khô ở cổ họng và đau khi nuốt vào. Điều này gây cản trở quá trình giao tiếp, nói chuyện, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.
Ho khan hoặc ho có đờm
Biến chuyển tiếp theo của bệnh là tình trạng ho khan hoặc ho có đờm kéo dài trong vài ngày. Thậm chí có những người có thể ho trong vài tuần mặc dù tình trạng viêm nhiễm đã thuyên giảm. Dịch nhầy hay còn gọi là đờm nằm trong cổ họng khiến người bệnh cảm thấy ngứa và khó chịu, có những trường hợp ho ra máu lẫn trong dịch nhầy.
Ho dai dẳng lâu ngày làm cho người mắc bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ và suy nhược cơ thể. Ngoài ra họ còn thường xuyên bị tức ngực, khó thở và phát ra âm thanh khò khè.
Nghẹt mũi khó thở
Do lòng phế quản tiết ra nhiều dịch đờm nên có thể gây ách tắc và nghẹt mũi hoặc sổ mũi. Triệu chứng này khiến người bệnh gặp khó khăn khi thở, sổ mũi kéo dài gây bất tiện trong giao tiếp hàng ngày.
Đau tức ngực
Đau tức ngực thường là hệ quả của việc ho quá nhiều và kéo dài. Chúng thường xuất hiện khi người bệnh bị viêm phế quản mãn tính chưa được điều trị khỏi. Hơn nữa, đây cũng rất có thể là biểu hiện của việc viêm nhiễm đã bị biến chứng sang viêm màng phổi hay áp xe phổi…
Sốt cao và mệt mỏi
Người mắc viêm phế quản thường gặp phải các triệu chứng như sốt cao và cơ thể mệt mỏi. Tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý như sốt virus, cảm cúm…Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh cần tới những cơ sở y tế để thăm khám ngay. Đặc biệt là với đối tượng trẻ em, bệnh sẽ rất khó điều trị nếu như đã chuyển sang giai đoạn biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm phế quản
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm nhiễm ở phế quản, trong đó người ta chia ra làm 2 nhóm chính như sau:
Do thói quen sinh hoạt
Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở những người có thói quen sinh hoạt chưa khoa học bao gồm:
- Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá ở nam giới là một trong những lý do phổ biến gây ra tình trạng viêm phế quản. Bởi vì trong khói thuốc có chứa một lượng lớn nicotin, loại chất này khiến cho niêm mạc ở đường hô hấp bị viêm nhiễm và làm giảm hệ miễn dịch của con người. Vì vậy mà những người hút thuốc lá thường có nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm loét ở phế quản.
- Sử dụng đồ uống lạnh hoặc có gas quá nhiều: Thường thì vào mùa hè, nhiều người sẽ có thói quen sử dụng đồ uống lạnh hoặc có gas để giải khát. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều các loại thức uống này sẽ khiến cho niêm mạc bị sưng, tấy rồi dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
- Khói bụi từ môi trường làm việc: Những người phải làm việc thường xuyên trong các môi trường như: Cầu đường, hầm than, xây dựng, thợ hàn xì kim loại…thường hay bị viêm phế quản. Do những nơi này chứa nhiều hóa chất và khói bụi, chúng gây kích thích phế quản để tiết ra dịch nhầy, từ đó làm cho lớp niêm mạc bị viêm.
Do sự thích nghi chưa kịp thời của cơ thể
Sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ bên ngoài cũng có thể khiến phế quản bị viêm khi cơ thể chưa kịp thích nghi, cụ thể là một số nguyên nhân như sau:
- Thay đổi đột ngột của thời tiết: Đặc thù khí hậu ở Việt Nam gồm có bốn mùa và những thời điểm giao mùa là lúc nhiều người mắc chứng viêm phế quản nhất. Đặc biệt là vào mùa hè hoặc mùa thu đông, sẽ tạo điều kiện thích hợp để các loại vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể con người.
- Hệ miễn dịch kém: Với những người có hệ miễn dịch không được khỏe mạnh thì nguy cơ mắc chứng viêm nhiễm phế quản cũng cao hơn. Trong đó, đối tượng trẻ em, người già, phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu vì vậy mà cần phải phòng tránh thật tốt để niêm mạc phế quản không bị viêm loét.
- Vi khuẩn gây hại: Theo thống kê của bộ Y tế, số người bị mắc chứng viêm phế quản do các loại virus và vi khuẩn gây ra chiếm tới 80% trong tổng số người bệnh. Chúng thường là những chủng virus như: Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm, virus sởi…và một số vi khuẩn là: Khẩu phế cầu, khuẩn liên cầu, các loại nấm…
Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Còn tùy vào từng trường hợp và các nguyên nhân gây bệnh khác nhau thì mới xác định được rằng viêm phế quản có nguy hiểm hay không?. Thông thường nếu người bệnh được phát hiện khi đang ở giai đoạn nhẹ và thuộc thể cấp tính. Hoặc các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp do cảm lạnh hay khói bụi thì bạn không cần quá lo lắng. Bởi bệnh có thể được phục hồi sau vài này nếu như đề kháng tốt.
Với những đối tượng đã bị viêm nhiễm niêm mạc ở thể mãn tính thì sẽ đáng lo ngại hơn. Bởi vì khi này các tổn thương và tình trạng viêm loét đã nghiêm trọng hơn. Vì vậy mà phản ứng viêm có thể tồn tại lâu hơn ở người bệnh và rất khó chấm dứt. Người mắc bệnh mãn tính sẽ có các triệu chứng ho, đau rát họng kéo dài trong nhiều ngày và có nguy cơ biến chứng cao hơn.
Lưu ý rằng, dù là đang ở giai đoạn viêm phế quản cấp hay mãn tính thì người bệnh vẫn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, bội nhiễm, ho ra máu, tổn thương và suy giảm chức năng ở phổi…Chính vì vậy mà bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn ngay khi có những triệu chứng bất thường.
Viêm phế quản có chữa khỏi không?
Viêm phế quản có chữa khỏi không là điều băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người bệnh. Để trả lời cho câu hỏi này thì các bác sĩ cần phải nắm được tình trạng bệnh ở mỗi người thông qua những xét nghiệm y tế.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi với các trường hợp viêm phế quản cấp. Đối với các tác nhân gây viêm nhiễm như vi khuẩn hoặc virus thì chỉ cần tiêu diệt chúng là có thể khỏi bệnh. Ở giai đoạn này nhiều người bệnh không được khuyên dùng kháng sinh quá nhiều. Vì việc lạm dụng thuốc có thể làm tiêu diệt những vi khuẩn có lợi ở đường hô hấp làm giảm sức đề kháng. Hơn nữa, một số loại thuốc còn làm suy giảm các chức năng ở gan, thận.
Cũng như một số bệnh mãn tính khác, việc chữa trị dứt điểm viêm phế quản mãn tính là điều vô cùng khó. Người mắc triệu chứng này gần như phải có những biện pháp để chung sống hòa bình với bệnh. Các phương pháp điều trị chỉ có thể giúp giảm ho, hạn chế tình trạng khó thở và ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh phải luôn chủ động với cơ thể để kiểm soát được tần suất mắc bệnh là thấp nhất.
Điều trị viêm phế quản
Các phương pháp được áp dụng để điều trị viêm phế quản sẽ có sự khác biệt đối với từng giai đoạn của bệnh. Trong đó một số cách được đánh giá là mang lại hiệu quả nhanh như sau:
Dùng thuốc kháng sinh
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh cho người bệnh. Chúng có công dụng giảm đau rát, chống viêm và ứng chế quá trình lan rộng các vết loét. Ngoài ra còn dùng thuốc để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên đối với những người bị viêm phế quản cấp tính thì thuốc kháng sinh lại gần như không phát huy được tác dụng. Bởi nguyên nhân gây bệnh là do các loại virus nên thuốc Tây khó mang lại hiệu quả, mặt khác chúng còn để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Các loại thuốc ho nước
Các loại thuốc ho dạng lỏng được sử dụng khá phổ biến để điều trị triệu chứng viêm niêm mạc phế quản. Chúng dễ uống và thẩm thấu nhanh vào niêm mạc nên giúp người bệnh giảm đau rát hiệu quả. Thuốc ho nước làm giảm tần suất cơn ho, nhờ vậy mà cổ họng và phế quản cũng sẽ mau lành hơn.
Mặt khác, các sản phẩm thuốc ho nước hầu hết được chế biến từ những loại thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính. Phương pháp này hiếm khi để lại tác dụng phụ cho người bệnh. Hơn nữa lại có thể sử dụng cho nhiều đối tượng nên chúng khá được ưa chuộng để điều trị ho.
Một số bài thuốc dân gian
Có nhiều người lựa chọn cách dùng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh viêm phế quản. Phương pháp này rất dễ để thực hiện, các nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm và hiệu quả mang lại khá cao, cụ thể như sau:
- Dùng tỏi: Trong tỏi có chứa các thành phần giúp sát khuẩn và kháng viêm rất tốt vì vậy nên chúng được dùng để ngăn ngừa viêm nhiễm ở phế quản. Người bệnh có thể thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Gừng tươi: Không những là loại gia vị được dùng phổ biến của người Việt, mà gừng tươi còn được xem như một vị thuốc quý. Với tính ấm, gừng có khả năng làm giảm tình trạng ho và đau rát cổ họng. Cách dùng vô cùng đơn giản, bạn chỉ việc thái gừng thành lát mỏng rồi ngậm trực tiếp trong miệng.
- Củ nghệ: Nghệ được biết đến là loại thảo dược chuyên dùng để điều trị và chữa lành các vết viêm loét. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống viêm, giảm ho, long đờm…rất thích hợp với người bị viêm phế quản.
Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản nhất về bệnh lý viêm phế quản. Mặc dù, tình trạng này khá phổ biến và không quá đáng lo ngại khi mới mắc phải nhưng bạn cũng cần hết sức thận trọng. Tốt nhất là hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời và luôn có biện pháp chủ động phòng tránh để không bị mắc bệnh.