Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bằng thuốc

Thoái hóa khớp là thuật ngữ y khoa dùng chung cho các bệnh về khớp thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và người già. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh cũng rất cao. Vì vậy mọi người cần trang bị cho mình những thông tin cơ bản về căn bệnh này để có biện pháp thăm khám điều trị kịp thời.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính thường gặp về xương khớp xảy ra khi lớn sụn bao quanh đầu xương. Dịch nhầy ổ khớp không còn linh hoạt và bị bào mòn dần dẫn đến tình trạng đau nhức khớp, cứng khớp và hạn chế tầm vận động của người bệnh.

Tất cả các khớp trên hệ xương khớp đều đóng vai trò quan trọng trong các cử động thường ngày của cơ thể thế nên chúng đều có thể bị bào mòn và thoái hóa dần theo thời gian. Tuy nhiên các khớp thường phải vận động với tần suất lớn như khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay, cột sống lưng, cột sống cổ, khớp vai,…. là các vị trí dễ bị tổn thương và mức độ thoái hóa cũng nghiêm trọng nhất.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh có diễn tiến chậm, kéo dài qua nhiều tháng nhiều năm. Tuy không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sự đau nhức và tầm vận động bị hạn chế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống giảm sút và nhiều hệ quả xấu cho gia đình cũng như toàn xã hội.

Nguyên nhân của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh xảy ra khi lượng dịch nhầy bôi trơn ổ khớp không còn đảm bảo cho cử động của khớp và khớp sụn cũng bị bào mòn làm tăng sự ma sát của các đầu xương. Tình trạng này thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Yếu tố tuổi tác

Đây là nguyên nhân điển hình nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp dàng diễn ra mạnh mẽ làm giảm chức năng hoạt động của khớp. Trong khi đó sự hấp thụ chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể khi về già cũng kém hiệu quả hơn đã dẫn đến bệnh thoái hóa khớp và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

  • Thói quen sinh hoạt không khoa học

Thường xuyên ngồi cong lưng, ngồi cúi thấp, ngồi lâu một chỗ, lười vận động,… đều là các yếu tố tác động tiêu cực đến chức năng khớp. Gây áp lực lớn cho sụn khớp, dây thần kinh và đẩy nhanh tốc độ lão hóa xương khớp, cuối cùng dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.

  • Thừa cân, béo phì

Cân nặng gia tăng mất kiểm soát khiến cho cột sống và hệ xương khớp phải chịu áp lực quá sức để nâng đỡ và duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Tình trạng này kéo dài khiến sụn, khớp, xương bị yếu dần và quá trình lão hóa cũng diễn ra sớm hơn.

  • Vận động, làm việc quá sức

Thường xuyên lao động nặng nhọc, chơi thể thao quá sức cũng khiến cho xương khớp dễ bị chấn thương và gây ra hiện tượng thoái hóa khớp.

  • Dinh dưỡng nghèo nàn

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, cơ thể không được cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi, vitamin D, chondroitin,… khiến cho mật độ xương giảm dần và giảm khả năng sản sinh dịch nhầy bôi trơn ổ khớp. Từ đó khiến cho các đầu khớp dễ bị bào mòn và thoái hóa.

  • Hệ quả của các bệnh về xương khớp

Viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, loãng xương,….đều là nguyên nhân khớp xương dễ bị thoái hóa với những tổn thương nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp không thực sự rõ ràng nên đôi khi không được phát hiện điều trị sớm. Hoặc cũng có thể do biểu hiện bệnh chưa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên dễ bị mọi người chủ quan bỏ qua.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp mọi người cần lưu ý:

  • Đau nhức ở các khớp

Đây được xem là dấu hiệu điển hình và đặc trưng nhất của bệnh thoái hóa khớp. Tình trạng đau nhức thường xuất hiện âm ỉ hoặc đôi khi bùng phát dữ dội khi lao động nặng hoặc khi thời tiết thay đổi. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động của người bệnh.

Triệu chứng thoái hóa khớp

  • Xuất hiện hiện tượng cứng khớp

Các khớp bị thoái hóa thường căng cứng, khó cử động khi mới ngủ dậy hoặc khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Khớp bị thoái hóa mất đi sự linh hoạt và biên độ vận động bình thường. Người bệnh không thể di chuyển hoặc đau đớn dữ dội mỗi khi cử động khớp.

  • Phát ra âm thanh lạo xạo khi cử động

Thoái hóa khớp là tình trạng hoạt dịch khớp không còn đủ để bôi trơn ổ khớp. Đồng thời lớp sụn khớp ngày càng bị bào mỏng nên các đầu xương dưới sụn sẽ lộ ra ngoài và cọ xát trực tiếp với nhau. Vì vậy mỗi khi người bệnh cử động khớp sẽ cảm nhận được các âm thanh bất thường phát ra từ ổ khớp.

  • Tầm vận động bị giới hạn

Sự thoái hóa gây ra tình trạng đau nhức và các phản ứng sưng viêm khiến cho việc cử động khớp rất khó khăn, đau nhức.

  • Teo cơ, sưng và biến dạng khớp

Triệu chứng này sẽ xuất hiện khi bệnh thoái hóa khớp diễn ra trong thời gian dài không được can thiệp đúng cách. Các khớp bị thoái hóa, sưng viêm sẽ chèn ép lên các mô mềm, dây chằng khiến khu vực xung quanh khớp bị tổn thương, dị dạng. Đến một mức độ nào đó có thể dẫn đến teo cơ và bại liệt.

Thoái hóa khớp làm hạn chế khả năng vận động

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp được đưa ra bởi Hội thấp khớp học Hoa Kỳ có tên là American College of Rheumatology (ACR). Các tiêu chuẩn chẩn đoán khớp theo nghiên cứu này gồm có:

Triệu chứng của bệnh

  • Xuất hiện gai xương ở quanh các khớp được phát hiện thông qua phim chụp X-quang
  • Chất dịch khớp bị thoái hóa
  • Người bệnh từ 38 tuổi trở lên
  • Người bệnh có dấu hiệu cứng khớp dưới 30 phút
  • Cử động khớp có âm thanh lục cục phát ra

Ngoài ra, thoái hóa khớp còn các triệu chứng đi kèm như:

  • Đầu gối có dấu hiệu bị biến dạng
  • Tràn dịch nhầy khớp gối

Theo các chuyên gia, khi có dấu hiệu 1, 2, 3, 4 hoặc 1, 2, 5 hay 1, 4, và 5 thì người đó được kết luận mắc bệnh thoái hóa khớp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thông qua hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh bệnh gồm có các kỹ thuật sau:

Chụp X-quang

Ở giai đoạn 1, phim chụp X-quang cho thấy khớp đã xuất hiện các gai xương nhỏ. Giai đoạn 2 đã bắt đầu thấy rõ các gai xương. Đến giai đoạn 3 thì các khớp đã bị hẹp với mức độ vừa. Giai đoạn cuối cùng hẹp khớp đã bị hẹp gần hết, các xương dưới sụn bắt đầu bị xơ hóa.

Siêu âm khớp

Triệu chứng bệnh thông qua việc siêu âm được phát hiện thông qua các biểu hiện: Tràn dịch khớp, xuất hiện gai xương, các khe khớp bị hẹp, sụn khớp bị bào mòn, mảng sụn bị thoái hóa đã bong vào trong ổ khớp, dấu hiệu bất thường của màng hoạt dịch,…

Chụp MRI

Chụp MRI là kỹ thuật chụp cộng hưởng từ. Thông qua các hình ảnh thu được bác sĩ sẽ phát hiện được các tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và dây chằng. Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.

Phương pháp nội soi khớp

Nội soi khớp giúp bác sĩ có thể quan sát trực tiếp các tổn thương thoái hóa khớp nếu có. Nhờ vậy bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ tổn thương khớp đồng thời cũng là biện pháp điều trị loại bỏ các tổ chức viêm do thoái hóa khớp gây ra.

Thuốc chữa thoái hóa khớp

  • Nhóm thuốc giảm đau thông thường

Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh thoái hóa khớp. Dược tính của thuốc có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức, làm giảm sự căng cứng cơ và giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Tuy nhiên nó chỉ đem lại công dụng tốt với các trường hợp tổn thương mức độ nhẹ và trung bình.

thuốc chữa thoái hóa khớp

  • Thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid

Loại thuốc này cũng có tác dụng chữa bệnh thoái hóa khớp mức độ nhẹ và trung bình khi việc sử dụng Paracetamol không đem lại hiệu quả tốt. Đem đến công dụng chính là ức chế chất trung gian gây ra phản ứng viêm và làm giảm khả năng cảm thụ tín hiệu gây đau nhức.

  • Thuốc giảm đau Opioids

Opioids là thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện được dùng để giảm triệu chứng đau do thoái hóa gây ra ở mức độ trung bình và mức độ nặng. Đồng thời thuốc cũng có tác dụng an thần và đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.

  • Thuốc có tác dụng chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp đau nhức âm ỉ và kéo dài dai dẳng. Thông thường chúng sẽ được sử dụng để điều trị các bệnh về tâm lý như stress, trầm cảm,….

  • Thuốc giảm đau dạng tiêm Corticosteroid

Loại thuốc này sẽ được tiêm đường tĩnh mạch khi khớp có dấu hiệu sưng đau nghiêm trọng. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích cải thiện triệu chứng đau nhức và các phản ứng viêm xương khớp.

Lưu ý: Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc Tây chữa thoái hóa khớp khi có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà trong mọi trường hợp để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp

Phác đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp đang được áp dụng như sau:

Về nguyên tắc chữa bệnh

  • Giảm triệu chứng đau trong các đợt bệnh tiến triển
  • Phục hồi chức năng vận động của các khớp và hạn chế, khắc phục tình trạng biến dạng khớp. Việc sử dụng thuốc phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ để kiểm soát kịp thời tương tác thuốc, nhất là với những người bệnh có bệnh lý nền, người cao tuổi và phụ nữ mang thai,…
  • Giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

Điều trị bảo tồn

* Vật lý trị liệu

Các phương pháp có thể được sử dụng: Hồng ngoại, chườm nóng, siêu âm, tắm suối khoáng, tắm bùn, xoa bóp,….

* Dùng thuốc Tây:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Liều lượng 1 – 2g/ ngày. Đối với cấp độ đau bậc 2 có thể sử dụng phối hợp Paracetamol với Tramadol hàm lượng 1 – 2g/ ngày
  • Thuốc chống viêm: Có thể sử dụng Celecoxib hàm lượng 200mg/ngày hoặc Etoricoxib 30mg -60 mg/ngày,…
  • Các loại thuốc chống viêm NSAIDs khác: Piroxicam hàm lượng 20mg/ngày hoặc Diclofenac với hàm lượng 50-100mg/ngày
  • Thuốc giảm đau đường tiêm nội khớp: Liệu trình điều trị 5 – 7 ngày/ đợt, không sử dụng quá 3 mũi tiêm trong mỗi đợt. Trong một năm không được tiêm quá 3 liệu trình. Cũng có thể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng các chế phẩm chậm mỗi lần tiêm 1 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6 – 8 tuần. Một năm không được sử dụng quá 3 đợt để tránh gây tổn thương cho sụn khớp

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh điều trị bằng một số loại thuốc cải thiện triệu chứng tác dụng chậm, tiêm huyết tương giàu tiểu cẩu tự thân, cấy ghép tế bào gốc,…

Điều trị ngoại khoa

  • Nội soi khớp và cắt lọc các vị trí tổn thương, rửa khớp
  • Áp dụng kỹ thuật khoan để kích thích quá trình tái tạo xương
  • Kỹ thuật cấy ghép tế bào sụn
  • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo

Thóa hóa khớp nên ăn gì

Thoái hóa khớp nên ăn gì?

Thoái hóa khớp là bệnh lý xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết bù đắp cho sự lão hóa tự nhiên. Trong đó các dưỡng chất quan trọng nhất là canxi, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Vì vậy, để hỗ trợ nâng cao kết quả điều trị bệnh và đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe, người bị thoái hóa khớp nên tích cực bổ sung các thực phẩm sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, phốt pho, magiê như: Hải sản, tôm ốc, cua ghẹ,…. Đây là các khoáng chất rất tốt cho xương khớp chắc khỏe và làm chậm quá trình lão hóa
  • Người bị thoái hóa nên tích cực bổ sung sữa chua, trứng, các chế phẩm từ sữa. Đây cũng là các thực phẩm có nguồn canxi, vitamin D dồi dào và đang dạng các chất thiết yếu cần thiết cho xương khớp
  • Ăn nhiều các loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích,….và các loại đậu hạt, ngũ cốc,… Các thực phẩm này có chứa hàm lượng Omega 3 rất cao. Đem lại tác dụng chống viêm, giảm đau và bồi bổ sức khỏe
  • Tích cực ăn nhiều các loại thịt gia cầm, thịt lợn, nước hầm xương,… Đây là các thực phẩm cung cấp cho cơ thể hàm lượng kali, sắt, kẽm,… rất cao. Nước hầm xương còn là đem đến hàm lượng glucosamine và chondroitin giúp tăng cường chức năng sụn khớp, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Người bị thoái hóa khớp nên ăn nhiều các loại rau quả như cần tây, rau cải, súp lơ, táo, cam, lê, đu đủ,… để bổ sung vitamin, chất xơ cho xương khớp. Đây cũng là các thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa giúp giảm đau, chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh thoái hóa khớp và các thực phẩm tốt cho sức khỏe mọi người nên bổ sung hàng ngày để sớm đẩy lùi bệnh tật. Hy vọng nội dung bài viết đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích.

5/5 - (1 vote)