Gai cột sống là một trong các bệnh về mãn tính rất thường gặp về hệ xương khớp. Tuy nhiên bệnh có diễn tiến khá chậm, kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm nên thường không được phát hiện sớm. Điều này đã dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nội dung :
Gai cột sống là gì?
Cột sống là phần xương quan trọng nhất trên cơ thể để định hình cơ thể và liên kết các phần xương khác, duy trì tư thế đứng vững cho con người. Chính vì vậy, khi cột sống bị tổn thương sẽ kéo theo rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Gai cột sống là thuật ngữ y chỉ tình trạng cột sống xuất hiện các gai xương giả do sự lắng đọng canxi gây ra. Lúc này các gai xương sẽ chèn ép lên các dây chằng, rễ dây thần kinh và các mô mềm xung quanh cột sống. Từ đó gây ra cảm giác đau nhói, đau nhức âm ỉ ở vùng cột sống bị gai xương là lan tỏa đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Trước đây, bệnh gai cột sống thường xảy ra ở người già do hệ quả của sự lão hóa tuổi tác gây ra. Trong những năm gần đây bệnh càng có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi và xuất hiện ở các đối tượng công nhân viên văn phòng, người thường xuyên phải lao động nặng và người phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt với cường độ cao.
Gai xương cột sống có thể xảy ra ở tất cả cả đốt sống trên cột sống. Tuy nhiên vị trí thường gặp nhất là vùng cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Tuy ít có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe.
Nguyên nhân gai cột sống
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh gai cột sống sẽ giúp cho việc can thiệp, điều trị hiệu quả và an toàn hơn. Do đó, người bệnh cần nắm rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để được tư vấn, áp dụng biện pháp can thiệp phù hợp.
Cụ thể theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gai cột sống thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Thói quen sinh hoạt không khoa học
Các thói quen xấu trong sinh hoạt rất nhiều người gặp phải như ngồi cong vẹo cột sống, ngồi ngủ gục trên bàn, ngồi vắt chân, thường xuyên ngồi hoặc đứng lâu ở một vị trí,… Đều là các yếu tố tác động tiêu cực đến cột sống và dẫn đến bệnh gai cột sống. Đây là một trong những nguyên nhân bệnh rất phổ biến ở người trẻ, nhất là đối tượng công nhân viên văn phòng.
- Yếu tố tuổi tác
Tuổi cao, sức yếu dẫn đến sự lão hóa của xương khớp và làm giảm chức năng vận động của cột sống, xương khớp cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh gai cột sống. Nguyên nhân này được xem là quy luật sinh lão bệnh tử tự nhiên của con người nên tỷ lệ mắc bệnh gai cột sống ở người già thường cao hơn các đối tượng khác.
- Viêm khớp dẫn đến gai cột sống
Viêm khớp là tình trạng bề mặt khớp xuất hiện ra những chiếc xương nhỏ dần dần tạo thành các gai xương chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống, dây chằng và bất kỳ bộ phận nào tiếp xúc với chúng.
- Sự lắng đọng canxi
Sự lắng đọng canxi thường xảy ra khi đĩa đệm cột sống bị xẹp xuống làm chùng giãn hệ thống dây chằng. Từ đó hình thành nên các gai xương giả bám vào cột sống. Các xương này càng dài, kích thước càng lớn thì sẽ gây ra triệu chứng đau nhức ngày càng dữ dội hơn.
- Chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống rất thường xảy ra ở những người lao động tay chân vất vả hoặc người thường xuyên chơi thể thao. Tại các vị trí cột sống bị chấn thương sẽ sớm bị lão hóa hơn bình thường, nhất là khi không được điều trị triệt để đã tạo điều kiện thuận lợi cho các gai xương phát triển.
- Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là căn bệnh rất phổ biến ở người già. Sự thoái hóa của các đốt sống làm cho xương đốt sống bị giòn, yếu. Đồng thời các tổ chức tế bào xung quanh đĩa đệm bị biến đổi cả về hình thái và chức năng. Dần dần đã hình thành lên các gai xương chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh, dây chằng,…
Dấu hiệu gai cột sống
Tương tự như các bệnh mãn tính về xương khớp khác, các triệu chứng của bệnh gai cột sống cũng diễn tiến âm thầm trong thời gian dài. Vì thế ít khi bệnh được phát hiện điều trị ở ngay giai đoạn khởi phát. Chỉ đến khi tình trạng đau nhức diễn ra thường xuyên và tầm vận động bị hạn chế người bệnh mới thăm khám điều trị. Chính điều này đã khiến cho không ít người gặp phải biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Do đó, để chủ động thăm khám bệnh sớm, mọi người cần lưu ý đến một số triệu chứng sau:
- Thường xuyên bị đau nhức ở vùng đốt sống lưng và đốt sống cổ
Đây được xem là một trong những triệu chứng ban đầu thường gặp nhất của bệnh gai cột sống. Khi các gai xương hình thành bạn sẽ gặp phải cảm giác đau nhức, tê bì, ê buốt ở vùng đốt sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.
Sự đau nhức khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Đến giai đoạn nặng bệnh có thể dẫn đến tình trạng rối loạn vận động. Khi nghỉ ngơi tình trạng đau nhức có phần thuyên giảm nhưng sau đó lại nhanh chóng tăng nặng khi vận động.
- Khó giữ thăng bằng cơ thể
Sự đau nhức do gai cột sống và dây thần kinh liên tục chèn ép khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc giữ thăng bằng cơ thể. Nhất là khi ngồi lâu không vận động hoặc vận động nặng. Kèm theo đó là tình trạng choáng váng, mệt mỏi.
- Rối loạn cảm giác chi
Sự chèn ép của gai xương khiến cho chức năng vận động của hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Vì vậy người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng tê liệt chi, mất cảm giác, rối loạn phản xạ. Ở những trường hợp nghiêm trọng có thể người bệnh sẽ rơi vào tình trạng liệt nửa người hoặc liệt toàn thân.
- Rối loạn thần kinh
Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh gai cột sống mà mọi người cần lưu ý là tình trạng rối loạn thần kinh. Các gai cột sống liên tục chèn ép lên các dây thần kinh của hệ vận động và dây thần kinh trung ương. Từ đó gây ra các biểu hiện như tăng tiết mồ hôi, hạ huyết áp, suy nhược cơ thể, khó thở,…
- Đại tiện mất kiểm soát
Đây là triệu chứng bệnh xảy ra khi bệnh gai cột sống đã chuyển sang mức độ nghiêm trọng. Dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát các hoạt động thường ngày của cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.
Gai cột sống có nguy hiểm không?
Mặc dù bệnh gai cột sống ít có thể gây ảnh hưởng xấu đến tín mạng của người bệnh nhưng những biến chứng bệnh có thể gây ra là rất nguy hiểm. Nếu không được quan tâm chữa trị sớm mọi người có thể phải đối mặt với những biến chứng nặng nề như:
- Đau thần kinh tọa
Các mỏm gai xương sẽ liên tục chèn ép lên dây thần kinh tọa vùng thắt lưng cột sống. Vì vậy người bệnh thường gặp phải cảm giác tê bì, đau nhức vùng hông lan xuống chân. Tình trạng này kéo dài sẽ cản trở quá trình vận chuyển máu đến hai chi dưới khiến các bó cơ bị teo nhỏ lại. Cuối cùng là dẫn đến biến chứng liệt chi.
- Thoát vị đĩa đệm
Các gai xương cột sống không được can thiệp sẽ liên tục chèn ép lên các đĩa đệm gây sức ép lớn cho phần bao xơ đĩa đệm. Dần dần chúng sẽ dịch chuyển và thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Nhân nhầy bên trong bao xơ sẽ thoát ra ngoài và chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh. Người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội đến mức không thể di chuyển.
- Biến chứng đau dây thần kinh liên sườn
Các gai cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào và có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận liên quan đến dây thần kinh mà nó chèn ép. Vì vậy người bệnh có thể gặp phải biến chứng đau dây thần kinh liên sườn khi bệnh không được can thiệp điều trị đúng cách. Đau dây thần kinh liên sườn khiến người bệnh không thể vận động bình thường. Từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động.
- Tàn phế
Gai cột sống sẽ cản trở đến hoạt động vận chuyển máu và oxy đi nuôi các cơ quan khác trên cơ thể. Tình trạng này kéo dài khiến hệ cơ không nhân được chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hình thái và sức mạnh bình thường. Dần dần sẽ dẫn đến hiện tượng teo cơ, yếu cơ, cuối cùng là bại liệt.
Cách điều trị gai cột sống
Để điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả cần căn cứ vào mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Dưới đây là một số biện pháp đang được áp dụng phổ biến:
Điều trị gai cột sống bằng thuốc Tây
Thuốc Tây chữa bệnh gai cột sống gồm có thuốc giảm đau, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc làm giãn cơ,… Các loại thuốc này đem đến công dụng giảm đau, chống viêm, làm mềm cơ nhanh chóng. Giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu và vận động cơ thể linh hoạt hơn.
Tuy nhiên sử dụng thuốc Tây chữa gai cột sống có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, xuất huyết dạ dày,… Vì thế mọi người chỉ nên dùng thuốc khi có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ.
Chữa gai cột sống bằng mẹo dân gian
* Cách 1: Bài thuốc từ ngải cứu và muối trắng
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch 300g ngải cứu tươi rồi sao khô với 100g muối trắng
- Đổ hỗn hợp vào khăn vải sạch, bọc lại rồi đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau nhức
- Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày để đạt được tác dụng tốt nhất
* Cách 2: Chữa gai cột sống bằng lá lốt và đinh lăng
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 50g đinh lăng và 50g lá lốt rồi sắc với 3 bát nước. Đến khi lượng nước còn lại 1 bát thì tắt bếp
- Dùng nước này để uống ngay khi còn nóng
- Kiên trì áp dụng bài thuốc trong khoảng 1 tháng sẽ thấy công dụng nổi bật từ lá lốt và đinh lăng đem lại
Vật lý trị liệu
Trong các trường hợp bị gai cột sống mức độ nhẹ có thể cải thiện triệu chứng bằng các liệu pháp vật lý trị liệu như: Xoa bóp, massage, bấm huyệt, chườm lạnh, chườm nóng, bài tập yoga, tập gym,…. Sự tác động của lực và nhiệt lượng sẽ đem đến tác dụng tốt trong việc kích thích tuần hoàn máu, làm giãn mạch máu, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh giúp giảm đau hiệu quả.
Tuy nhiên biện pháp này chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn. Không thể thay thế hoàn toàn các biện pháp điều trị khác.
Phẫu thuật
Trong trường hợp việc điều trị bằng biện pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả tốt hoặc triệu chứng bệnh đã tăng nặng bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh loại bỏ tổn thương bằng biện pháp phẫu thuật.
Đây là cách chấm dứt triệu chứng bệnh nhanh chóng, bảo toàn chức năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên chi phí thực hiện khá tốn kém và cũng tồn tại nhiều rủi ro trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra nó cũng có thể để lại những di chứng nguy hiểm về sau.
Phòng ngừa gai cột sống
Gai cột sống là bệnh rất phổ biến về hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên nếu có biện pháp phòng ngừa đúng cách, chúng ta vẫn có thể hạn chế tối đa được nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Cụ thể, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh gai cột sống mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, tích cực vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục thể thao vừa sức. Tập luyện điều độ hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, duy trì vóc dáng cân đối khỏe khoắn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ,… cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai
- Làm việc, nghỉ ngơi điều độ, hạn chế làm việc quá sức, không mang vác vật nặng trên lưng và trên cổ vai gáy làm ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống
- Tránh xa chất kích thích, bia rượu và các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát sớm triệu chứng bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh gai cột sống và biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!