Thoái hóa đốt sống cổ là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tổn thương xảy ra ở đoạn đốt sống cổ gây ra cảm giác đau nhức, tê bì và hạn chế tầm vận động của phần đầu cổ vai gáy. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách nhận diện, điều trị bệnh kịp thời bạn đọc hãy dành chút thời gian theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Nội dung :
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng đoạn đốt sống cổ bị lão hóa, suy giảm chức năng gây ra sự chèn ép dây thần kinh, tủy sống. Từ đó dẫn đến các triệu chứng đau nhức, khó chịu và hạn chế khả năng vận động ở vùng cổ vai gáy.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi đĩa đệm, sụn khớp và các đốt sống vùng cổ bị tổn thương, hư hỏng. Cấu trúc cột sống bị lỏng lẻo, căng giãn và gây ra cảm giác đau nhức ngay tại vị trí tổn thương. Đến khi triệu chứng bệnh tăng nặng sẽ gây ra các cơn đau lan tỏa khắp khu vực xung quanh đốt sống cổ. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của đầu cổ, vai gáy và hai chi trên.
Thoái hóa đốt sống cổ là một dạng bệnh mãn tính về xương khớp thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh có thể xảy ra ở cả người trẻ tuổi do nhiều yếu tố tác động khác nhau.
Đây là căn bệnh có diễn tiếp chậm, triệu chứng bệnh có thể diễn ra trong nhiều tháng, nhiều năm nên ít khi được phát hiện sớm. Chỉ đến khi tình trạng bệnh tăng nặng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày mới được phát hiện điều trị. Điều này khiến cho việc thăm khám, điều trị trở nên phức tạp, khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Tương tự như các bệnh mãn tính về xương khớp khác, thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể gồm có:
- Thói quen sinh hoạt sai tư thế
Đây là một trong những nguyên nhân rất thường gặp ở những người lao động nặng, người làm các công việc mang tính đặc thù. Thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ vai hoặc ngồi với tư thế cúi đầu để làm việc, học tập trong một khoảng thời gian dài và có tính chất lặp lại thường xuyên đã gây ra áp lực lớn cho đốt sống cổ. Từ đó khiến cho đốt sống cổ sớm bị lão hóa và giảm chức năng hoạt động gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Lười vận động
Đốt sống vùng cổ ít được cử động khiến cho quá trình trao đổi chất diễn ra kém hiệu quả và cũng khiến cho các khớp xương ngày càng kém linh hoạt, mất đi sự dẻo dai và chắc chắn vốn có. Đến một thời điểm nào đó sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa. Nguyên nhân này rất thường gặp ở người trẻ tuổi, nhân viên văn phòng, người thừa cân béo phì,….
- Yếu tố tuổi tác
Đây được xem là nguyên nhân điển hình nhất gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi về già chức năng xương khớp sẽ dần bị suy giảm theo sự lão hóa của cơ thể. Dần dần khiến cho xương khớp không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo mật độ xương, sản sinh dịch nhầy và sụn khớp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các xương khớp dần bị khô giòn, bao hoạt dịch, đĩa đệm bị cạn kiệt dịch nhầy bôi trơn khớp. Tất cả những yếu tố này cộng lại sẽ gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người cao tuổi.
Đây được xem là quy luật tự nhiên của vòng đời mỗi người nên rất khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi điều độ, hạn chế lao động nặng thì tình trạng lão hóa sẽ diễn ra chậm hơn. Giúp mọi người phòng ngừa của cơ bệnh tật tốt hơn.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Để có một hệ vận động khỏe mạnh, cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, protein, vitamin, chất xơ,… Đây là các vi chất rất cần thiết để tái tạo sụn khớp, cải thiện mật độ xương và làm chậm tiến trình lão hóa.
Khi bị thiếu hụt các khoáng chất quan trọng này xương khớp sẽ bị giòn, yếu, dễ bị chấn thương, dễ nứt gãy và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa. Gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Tính chất di truyền
Các nghiên cứu y học chỉ ra rằng, những người được sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn so với những người khác. Do đó nếu trong gia đình có người mắc bệnh về xương khớp, cột sống thì mọi người nên chú ý hơn trong việc bổ sung dinh dưỡng, thói quen làm việc…. để hạn chế nguy cơ bệnh xảy ra với mình.
- Chấn thương và các tai nạn trong lao động, sản xuất
Bong gân, trật khớp, giãn dây chằng, gãy cổ,…. là những chấn thương, tai nạn thường gặp trong quá trình sinh hoạt, làm việc và chơi thể thao. Tại vị trí bị tổn thương, đốt sống sẽ dễ bị lão hóa hơn bình thường, nhất là các chấn thương này không được điều trị dứt điểm thì nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ là rất khó tránh khỏi.
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ
Tuy bệnh thoái hóa đốt sống cổ là dạng bệnh diễn tiến chậm nhưng nếu chú ý đến sức khỏe mọi người có thể sớm phát hiện nguy cơ bệnh thông qua các dấu hiệu điển hình như:
- Tầm vận động cổ bị hạn chế
Bình thường vùng cử động của đốt sống cổ rất rộng. Trục đốt sống cho phép bạn có thể dễ dàng xoay, cúi, ngửa đầu cổ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, làm việc của mình. Khi bộ phận này bị thoái hóa bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi thực hiện các hoạt động này. Kèm theo đó là cảm giác khó chịu, vướng víu và tê nhức xung quanh vùng gáy cổ.
- Thường xuyên bị đau nhức vùng cổ vai gáy
Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ra sự chèn ép dây thần kinh, tủy sống, dây chằng và các mô cơ xung quanh đốt sống cổ. Điều này sẽ gây ra tình trạng đau nhức ở vùng cổ vai, lan sang bả vai, cánh tay và bàn tay.
Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy tê bì cánh tay, khả năng vận động cầm nắm đồ vật suy yếu thấy rõ. Cơn đau có thể xâm lấn lên vùng chẩm, đầu, trán gây choáng váng, xây xẩm mặt mày…
- Cứng khớp, đau khớp
Triệu chứng này cũng là hệ quả của sự chèn ép dây thần kinh gây ra. Các dây thần kinh, bó cơ, dây chằng bị các đốt thoái hóa chèn ép làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu đảm bảo cho các cử động bình thường của vùng đầu cổ. Do đó người bệnh sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp, đau khớp, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc khi vừa thức dậy.
Triệu chứng cứng khớp thường kèm theo các cảm giác như: Đau ê ẩm vùng cổ gáy, không thể xoay cổ sang hai bên hoặc không thể cúi cổ xuống,….
- Rối loạn cảm giác hai chi trên
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp hệ các dây thần kinh ngoại biên chi phối hoạt động của hai chi trên. Cùng với sự chèn ép của cột sống, sụn khớp sẽ gây ra tình trạng rối loạn cảm giác hai chi trên.
Lúc này người bệnh dần mất khả năng phân biệt nóng, lạnh, mất sức vận động. Đây cũng chính là triệu chứng cho thấy bệnh đã diễn tiến rất nghiêm trọng, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng bại liệt chi trên.
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, teo cơ, liệt chi, liệt nửa người,… Vì vậy căn bệnh này có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người.
Trả lời vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh thoái hóa đốt sống cổ là dạng bệnh chịu ảnh hưởng bởi sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi về già xương khớp sẽ dần suy giảm chức năng và dẫn đến nguy cơ thoái hóa. Do đó hiện nay chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết thêm nếu được tình trạng thoái hóa được phát hiện điều trị sớm và áp dụng đúng phương pháp thì có để phục hồi đến khoảng 80 – 90% tổn thương do bệnh gây ra. Vì thế mọi người không nên quá lo lắng. Thay vào đó cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực tập luyện thể dục thể thao và thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm triệu chứng bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Việc áp dụng phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần căn cứ vào tình trạng bệnh và thể trạng của từng người. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể được chỉ định can thiệp bằng một số biện pháp sau:
Sử dụng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây là biện pháp đơn giản, tiện dụng, thuốc có thể đem đến tác dụng nhanh và hiệu quả nên được khá nhiều người lựa chọn. Một số loại thuốc thường được dùng để chữa thoái hóa đốt sống cổ gồm có:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin,…
- Thuốc giảm đau chống viêm: Ibuprofen, Diclofenac,….
- Một số loại vitamin như B1, B2 và B6
- Thuốc bổ sung glucosamine,….
Thuốc Tây chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể giúp giảm đau nhanh, đem đến cảm giác thoải mái cho người bệnh. Tuy nhiên việc điều trị bệnh bằng phương pháp này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, xuất huyết dạ dày,…. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý tăng/ giảm hoặc thay đổi liều lượng cũng như loại thuốc đã được chỉ định.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu
Bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập kéo giãn đốt sống, bài tập làm giãn cơ hoặc chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu, xoa bóp,…. để cải thiện tình trạng đau nhức. Đem lại tác dụng giảm đau hiệu quả và an toàn. Mặc dù vậy, việc chữa thoái hóa đốt sống cổ chỉ mang lại tác dụng tạm thời, không thể thay thế hoàn toàn các biện pháp điều trị khác.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Nam
* Bài thuốc từ lá lốt
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 200g lá lốt tươi rồi đem thái nhỏ
- Đổ lá lốt đã sơ chế vào chảo, sao nóng với 50g muối trắng sau đó trút ra miếng vải sạch
- Người bệnh bọc kín miếng vải lại để hỗn hợp không bị tràn ra ngoài rồi đắp trực tiếp lên các vùng cột sống bị đau nhức
- Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày người bệnh sẽ cảm nhận được tác dụng tích cực từ lá lốt đem lại
* Bài thuốc từ ngải cứu
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá lốt, cỏ xước, ngải cứu: Mỗi thứ 30g
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm, sắc với 500ml nước trong khoảng 15 phút
- Chia nước thuốc thành 2 phần, uống thành 2 lần và sử dụng hết trong ngày
- Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc, sau khoảng 1 tháng sẽ thấy tình trạng thoái hóa đốt sống cổ được cải thiện đáng kể
* Bài thuốc từ xương rồng
Cách làm:
- Người bệnh chuẩn bị 3 bẹ xương rồng rồi tước bỏ hết gai nhọn
- Rửa sạch xương rồng với nước sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và độc tố trong xương rồng
- Vớt nguyên liệu ra ngoài, đập hơi dập rồi rắc muối trắng lên trên
- Đặt các bẹ xương rồng lên bếp than, nướng đến khi nóng đều thì bỏ ra, đắp trực tiếp lên vùng đốt sống cổ bị đau nhức. Khi thực hiện cần chú ý độ nóng phù hợp để tránh bị bỏng
Lưu ý: Khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới nhận được tác dụng tích cực từ các dược liệu đem lại
Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ
Trong trường hợp người bệnh không thể đáp ứng được thuốc điều trị hoặc thoái hóa đốt sống cổ đã có dấu hiệu biến chứng thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định người bệnh điều trị bằng biện pháp phẫu thuật. Đây được xem là giải pháp cuối cùng trong y học được thực hiện nhằm mục đích bảo toàn chức năng vận động của đốt sống cổ.
Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật tác động trực tiếp vào cơ thể nên có thể sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro nhất định. Hơn nữa chi phí thực hiện phẫu thuật cũng rất lớn. Do đó biện pháp này chỉ được khuyến khích áp dụng khi thực sự cần thiết.
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh mãn tính về xương khớp rất thường gặp với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Mọi người nên chú ý hơn đến các thói quen sinh hoạt thường ngày và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh. Chúc sức khỏe!