Gai đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Gai đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp xảy ra tại đốt sống cổ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động vùng đầu cổ vai gáy và gây ra cảm giác đau nhức rất khó chịu. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này và có biện pháp điều trị kịp thời, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

Gai đốt sống cổ là gì?

Gai cột sống là một dạng của tình trạng thoái hóa cột sống xảy ra ở đoạn đốt sống cổ. Bệnh thường xảy ra do sự lắng đọng canxi và hình thành nên các gai xương nhỏ ở đốt sống cổ. Quá trình này thường diễn ra âm thầm trong quãng thời gian dài nên thường không được phát hiện điều trị sớm. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các biến chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn.

Gai cột sống là tổn thương rất phổ biến về hệ xương khớp thường xảy ra với người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa về độ tuổi với tỷ lệ người mắc bệnh là nam giới cao hơn so với phụ nữ.

Gai đốt sống cổ

Ở giai đoạn đầu, gai cột sống hầu như chưa gây ra triệu chứng hoặc các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên khó có thể phát hiện. Càng về sau triệu chứng bệnh càng tăng nặng hơn gây ra cảm giác đau nhói, cứng khớp, khó vận động vùng đầu cổ.

Cũng tương tự như các bệnh thường gặp khác về cột sống, gai cột sống không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng rối loạn vận động vùng cổ vai gáy. Nặng nề hơn cả là dẫn đến bại liệt.

Nguyên nhân gây gai đốt sống cổ

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, những biến chứng thường gặp nhất của bệnh gai đốt sống cổ gồm có:

  • Yếu tố tuổi tác: Càng về già xương khớp, cột sống càng dễ bị lão hóa với tốc độ nhanh hơn. Chức năng xương khớp suy giảm, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ngày càng kém khiến cho sự thoái hóa cột sống cổ diễn ra mạnh hơn. Từ đó đã hình thành nên các gai xương cột sống chèn ép lên rễ dây thần kinh vùng cổ gây ra cảm giác tê bì, đau nhức
  • Bệnh về cột sống: Viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống, viêm đốt sống,… là những bệnh lý rất thường gặp dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đốt sống và hình thành nên các gai xương.
  • Chấn thương đốt sống cổ: Chấn thương đốt sống cổ thường gặp khi người bệnh thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ hoặc té ngã, tai nạn trong quá trình sinh hoạt làm việc. Sự tác động lực quá mạnh lên đốt sống đã khiến cho cấu tạo đốt xương sống bị biến dạng, lệch lạc và hình thành nên các gai xương
  • Tư thế làm việc không khoa học: Thường xuyên cúi thấp đầu, ngủ gục trên bàn, ngồi lâu ở một tư thế,… đều là những yếu tố tác động tiêu cực lên xương đốt sống cổ. Từ đó đã dẫn đến việc xuất hiện các gai xương trên đốt sống cổ
  • Thừa cân, béo phì: Dư thừa cân nặng đã gây áp lực lớn cho các đốt sống cổ, khiến chúng sớm bị thoái hóa và suy yếu hơn so với bình thường dẫn đến bệnh gai đốt sống cổ
  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy những người sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh về xương khớp, cột sống có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 25 – 50% so với người khác

Dấu hiệu gai đốt sống cổ

Như đã chia sẻ ở trên, gai đốt sống cổ là bệnh mãn tính về xương khớp có diễn tiến chậm. Vì thế ở giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh khá mờ nhạt, khó nhận biết. Để chủ động hơn trong việc thăm khám điều trị bệnh, mọi người cần chú ý đến các dấu hiệu điển hình của bệnh như sau:

  • Xuất hiện các cơn đau ê ẩm khó chịu vùng cổ, cơn đau kéo dài liên tục trong nhiều giờ đồng hồ. Đây là một trong những triệu chứng ban đầu và điển hình nhất của bệnh gai đốt sống cổ mà mọi người cần cảnh giác
  • Đau nhức vùng bả vai, cánh tay do sự chèn ép của gai xương ở đốt sống cổ làm ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh
  • Cánh tay có cảm giác tê ngứa ran, tình trạng này dần có xu hướng lan xuống bàn tay, ngón tay
  • Các hoạt động bình thường của cổ vai gáy bị giới hạn. Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc xoay cổ, cúi đầu, gập người,…Có dấu hiệu cứng khớp, triệu chứng rõ ràng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khi thời tiết thay đổi
  • Thường xuyên bị đau buốt ở nửa đầu, cơn đau nhói chạy ngược lên vùng đỉnh đầu, chẩm trán

Ngoài các dấu hiệu thường gặp nêu trên một số trường hợp còn gặp phải các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi. Nếu gai đốt sống đi kèm với bệnh thoát vị đĩa đệm người bệnh sẽ gặp phải cảm giác rối loạn cảm giác chi, tê bì cánh tay, cánh tay hoạt động yếu ớt, mất khả năng cầm nắm đồ vật,..

Cách chữa gai đốt sống cổ

Hiện nay, bệnh gai đốt sống cổ đang được áp dụng điều trị bằng một số biện pháp dưới đây:

Thuốc Tây y

Thuốc Tây chữa gai đốt sống cổ gồm có các loại thuốc thông dụng như: Thuốc giảm đau, thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp,….

Nhìn chung các loại thuốc Tây dùng để chữa bệnh gai đốt sống cổ đều đem lại tác dụng nhanh chóng, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Tuy nhiên các loại thuốc này thường tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn, viêm loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan,…. Vì vậy người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

Cách chữa gai đốt sống cổ

Chữa gai đốt sống cổ bằng mẹo dân gian

* Bài thuốc từ ngải cứu:

Hướng dẫn cách làm:

  • Người bệnh rửa sạch 1 nắm ngải cứu tươi rồi đem sao nóng với 1 thìa muối hạt
  • Đổ hỗn hợp thu được vào miếng vải sạch, bọc lại rồi đắp trực tiếp lên vùng đốt sống cổ bị đau nhức
  • Thực hiện bài thuốc đều đặn 1 lần/ ngày sau khoảng 1 tháng tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện rõ rệt

* Bài thuốc từ gừng tươi

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 1 củ
  • Hàng tươi: 1 củ
  • Bột mì: khoảng 10g

Hướng dẫn cách làm:

  • Người bệnh cạo vỏ củ gừng rồi bóc vỏ ngoài củ hành, sau đó đem rửa sạch cả 2 nguyên liệu
  • Cho hành và gừng vào cối giã thật nhỏ rồi trộn với bột mì đã chuẩn bị
  • Đổ hỗn hợp vào chảo xào đến khi nóng đều thì tắt bếp
  • Chờ nguyên liệu nguội đến độ ấm vừa phải thì đắp trực tiếp lên vùng đốt sống cổ bị đau nhức
  • Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày để triệu chứng bệnh sớm được cải thiện

Vật lý trị liệu chữa gai đốt sống cổ

Vật lý trị liệu chữa gai đốt sống cổ gồm có các bài tập xoay cổ, gập cổ, chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, massage,…. Các liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm mềm cơ, giải phóng sự chèn ép cho hệ thống dây thần kinh, dây chằng. Nhờ vậy triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên liệu pháp này chỉ là cách giảm đau tạm thời. Người bệnh cần kết hợp với phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.

Phẫu thuật

Đây là biện pháp điều trị cuối cùng trong y khoa khi việc điều trị bằng biện pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả tốt. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ các gai xương chèn ép tủy sống, giúp khắc phục tình trạng đau nhức hiệu quả. Mặc dù vậy biện pháp này có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó chi phí của một ca phẫu thuật cũng rất tốn kém.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh gai đốt sống cổ và biện pháp khắc phục đang được áp dụng. Hy vọng đã giúp mọi người biết cách bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!

Đánh giá bài viết