Creatinin trong suy thận chính là một chủ số quen thuộc được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y khoa và đặc biệt là liên quan đến các vấn đề bệnh thận. Theo đó nó sẽ phản ánh được một cách chính xác nhất tình trạng thận hoạt động ở mức độ nào, bị suy giảm bao nhiêu? Vậy Creatinin là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung :
Creatinin là gì?
Creatinin là một sản phẩm liên quan đến sự hao mòn Creatin tại cơ bắp trên cơ thể người. Theo đó mỗi cá thể đều có lượng Creatinin trong máu được nội sinh chủ yếu tại thận, tụy và gan, tổng hợp từ Methionin và Arginin. Thận sẽ duy trì Creatinin ở trong máu với một phạm vi mức bình thường. Vì chúng được đào thải qua thận nên để xác định được chức năng lọc của bộ phận này ta có thể xác định thông qua nồng độ Creatinin.
Nếu nồng độ Creatinin trong máu bình thường, không thay đổi thì chức năng bài tiết từ thận cũng sẽ hoạt động bình thường. Chỉ có hiện tượng mất nước hay rối loạn thận như viêm bể thận, viêm cầu thận, hoại tử ống thận giai đoạn cấp tính hay đường nước tiểu tắc nghẽn,… mới làm cho Creatinin bị bất thường. Đáng chú ý Creatinin mà tăng cao sẽ báo hiệu bạn đang mắc bệnh thận hoặc là bị suy yếu chức năng thận.
Ngoài ra nồng độ Creatinin thường tăng nhẹ sau các bữa ăn, nhất là khi chúng ta bổ sung một lượng lớn thực phẩm chứa nhiều Protein. Cộng thêm một vài lần biến đổi lượng Creatinin đáng kể trong ngày đó là thấp nhất vào lúc 7h sáng còn cao nhất là lúc 7h tối.
Creatinin trong suy thận
Vì được coi là một sản phẩm được hình thành thông qua sự hao mòn, tạo ra rồi đưa ngược trở lại vòng tuần hoàn, đào thải qua những cầu thận và không tái hấp thu. Khi cơ thể gặp một vấn đề về sức khỏe nào đó hay liên quan đến hoạt động của thận thì Creatinin sẽ không bị đẩy ra ngoài mà ngược lại tích tụ lại bên trong.
Việc xét nghiệm chỉ số Creatinin trong máu kết hợp cùng chỉ số Creatinin niệu thường hỗ trợ cho các bác sĩ có thể đánh giá được chính xác quá trình thận hoạt động trong cơ thể. Qua đó dễ dàng đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất. Khi nồng độ Creatinin tăng càng cao thì chứng tỏ chức năng thận càng suy giảm và ngược lại. Vậy lý do gì khiến cho Creatinin tăng cao? Đó thường xuất phát từ các yếu tố như:
- Người bị suy thận hoặc thận tổn thương: Đối tượng này làm cho Creatinin không thể lọc được ra bên ngoài làm cho chúng tích tụ rất nhiều ở trong máu.
- Người bị bệnh suy thận do đái tháo đường, huyết áp cao, tăng axit uric hoặc bị viêm cầu thận,…
- Cơ bắp hoại tử: Khi bạn mắc phải căn bệnh nào đó có liên quan đến những vấn đề này thì tế bào phân tử thường bị phân rã không thể lọc được ra ngoài mà sẽ đi vào máu để làm tổn thương thận.
- Căn bệnh nhược giáp đôi khi cũng khiến cho chỉ số Creatinin ở trong máu bị tăng cao
Khi quyết định đi xét nghiệm về chỉ số Creatinin trong suy thận thì điều bạn cần phải quan tâm nhất chính là Creatinin người bình thường là bao nhiêu, người suy thận và người bị bệnh nặng là bao nhiêu? Từ đó sẽ đánh giá được sức khỏe của mình ở trong giai đoạn nào.
Chỉ số Creatinin bình thường là bao nhiêu?
Tùy vào trường hợp là nữa hay nam, người trưởng thành hay là trẻ nhỏ mà phần chỉ số Creatinin trong máu bình thường sẽ khác nhau. Chỉ số cụ thể của tường đối tượng bao gồm:
- Nam giới là 0.6 – 1.2 mg/dl hoặc 53 – 106 µmol/l
- Nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl hoặc 44 – 97 µmol/l
- Trẻ vị thành niên là 0.5 – 1 mg/dl hoặc 44 – 88.4 µmol/l
- Trẻ em là 0.3 – 0.7 mg/dl hoặc 26.52 – 61.88 µmol/l
- Trẻ sơ sinh là 0.3 – 1.2 mg/dl hoặc 26.52 – 106.08 µmol/l
Qua đây chúng ta hoàn toàn có thể thấy và so sánh được chỉ số Creatinin bình thường của nam giới sẽ lớn hơn của nữ giới và của trẻ sơ sinh sẽ cao hơn là trẻ em. Nguyên nhân có sự khác nhau này chính là do mỗi đối tượng có cơ địa, thể trạng khác nhau rồi dẫn đến việc tạo Creatinin trong máu sẽ không giống nhau.
Chỉ số Creatinin trong suy thận là bao nhiêu?
Mức độ suy thận sẽ phụ thuộc khá nhiều vào chỉ số Creatinin lúc làm xét nghiệm. Hiện nay khoa học đã đưa ra 04 mức chính để diễn tả bệnh suy thận dựa vào cấp độ nhẹ nhất đến nặng nhất. Cụ thể bao gồm:
- Suy thận cấp độ I: Đây là cấp độ bệnh nhẹ nhất, thường chỉ mới khởi phát và đã suy giảm được 25% chức năng hoạt động của thận có chỉ số nhỏ hơn 1.5 mg/dl hoặc nhỏ hơn 130 µmol/l.
- Suy thận cấp độ II: Là cấp độ ở mức vừa phải, đã suy giảm khoảng 50% khả năng và chức năng hoạt động của thận. Có chỉ số 1.5 – 3.4 mg/dl hoặc 130 – 300 µmol/l.
- Suy thận cấp độ IIIa: Là mức độ bệnh đã tiến triển nặng. Có chỉ số 3.5 – 6 (mg/dl) hoặc là 300 – 500 µmol/l.
- Suy thận cấp độ IIIa: Là mức độ bệnh đã tiến triển nặng hơn. Có chỉ số 6 – 10 mg/dl hoặc là 500 – 900 µmol/l.
- Suy thận cấp độ IV: Đây là giai đoạn cuối của thận nên gần như bộ phận này dừng hoạt động, cần thay thế thận nhân tạo. Với chỉ số lớn hơn 10 mg/dl hoặc lớn hơn 900 µmol/l.
Thông thường khi bệnh nhân đã có mức chỉ số Creatinin trong suy thận đạt mức IIIb trở lên thì bác sĩ sẽ yêu cầu chạy thận vì lượng chất này đã tích tụ quá nhiều ở trong máu, ảnh hưởng đến nhiều đến sức khỏe và hoạt động của những cơ quan khác, dễ gây ra các nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đây chính là một số thông tin chia sẻ về Creatinin trong suy thận được nhiều bệnh nhân quan tâm mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng ra bài viết trên đã mang đến kiến thức hữu ích nhất. Giúp cho bạn hiểu rõ hơn vấn đề này để từ đó biết cách tự chăm sóc bản thân được an toàn. Xin trân trọng cảm ơn!