Suy thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, nguy hiểm không

Thận nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người. Nếu như bộ phận này gặp một trục trặc nào đó thì chắc chắn sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó phải kể đến bệnh suy thận, khi không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là tử vong. Do vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin chi tiết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Suy thận là gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh gây ra những nguy hiểm như thế nào thì chúng ta cần phải biết suy thận là gì? Bởi lẽ nhiều người đã nghe đến và hiểu khái niệm về căn bệnh này nhưng cũng có nhiều người chưa hiểu rõ và chưa nhận thức được đầy đủ.

Cụ thể thận chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất ở trong hệ tiết niệu, giữ chức năng lọc chất dư thừa ở trong máu rồi thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu. Bệnh suy thận xảy ra khi mà chức năng lọc máu này bị suy giảm, bị ảnh hưởng khiến cho chất độc hại không được đào thải mà vẫn đọng lại bên trong cơ thể.

Suy thận

Thông thường thì suy thất được phát triển bởi 4 cấp độ, bắt đầu từ nhẹ cho đến nặng. Ban đầu cấp độ 1, 2 có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu. Tiếp đó nặng hơn là cấp độ 3, 4 thận bắt đầu tổn thương nặng nề, giảm rồi không thực hiện chức năng.

Theo như các nhà khoa học đã phân tích thì thận suy giảm chức năng chính là một dạng bệnh lý mang tính quy luật, sẽ phát triển kiểu âm thầm trong cơ thể rồi dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Hơn nữa trong quá trình khởi phát thì bệnh nhân rất khó nhận biết được các dấu hiệu vì chúng biểu hiện khá mờ nhạt, không rõ rệt. Đến khi nhận ra thì bệnh đã nặng nề rồi.

Triệu chứng dấu hiệu suy thận

Để có thể ngăn chặn tiến triển bệnh suy thận cũng như chữa trị được thì người bệnh cần phải nắm bắt rõ được những triệu chứng của bệnh. Từ đó mới có hướng khắc phục an toàn và hiệu quả nhất.

  • Mệt mỏi: Chính hormone Erythropoietin bị suy giảm sẽ làm cho cơ thể lúc nào cũng cảm thấy uể oải, mệt mỏi,… Đây cũng là biểu hiện đầu tiên mà bạn nên lưu tâm.
  • Thay đổi mỗi khi đi tiểu: Hay tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu ra lẫn máu,… Triệu chứng biểu hiện rõ rệt mà người bệnh có thể quan sát để dự đoán tình trạng sức khỏe.
  • Sưng, phù: Khi gặp bệnh suy thận thì người bị sẽ thấy chân tay và mặt,… bị sưng hoặc phù. Điều này xuất phát bởi độc tố tích tụ nhiều trong máu khi thận không thực hiện được quá trình bài tiết, lọc máu như bình thường.
  • Hơi thở có mùi: Bản chất của suy thận chính là việc tích tụ quá nhiều ure trong máu mà không được thải ra nên hơi thở có mùi là điều đương nhiên.
  • Sinh lý yếu, chức năng tình dục bị suy giảm: Suy thận làm cho chức năng này không đáp ứng được nhiệm vụ vốn có thường này nên dễ hình thành rối loạn các chức năng tình dục ở nam giới. Biểu hiện rõ rệt là sinh lý dần yếu đi, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…
  • Đau lưng khu vực cạnh sườn: Đông y cho rằng thận chủ cốt tủy, được hiểu là thận sinh tủy, tàng tính và nuôi xương cốt. Một khi chức năng này bị suy giảm thì sẽ khiến cho cột sống bị ê buốt, đau nhức, sự dẻo dai, chắc chắn thông thường giảm đáng kể.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên nhận biết bệnh ngay từ giai đoạn đầu để chữa trị được triệt để hơn. Đáng chú ý dấu hiệu suy thận ở giai đoạn ban đầu thường rất khác biệt so với những giai đoạn về sau, với một vài biểu hiện điển hình khác bao gồm:

  • Nước tiểu bất thường: Khi bạn thấy nước tiểu của mình khác với mọi ngày thì hãy nghĩ đến trường hợp thận của mình đang có vấn đề nhé. Hoặc là trong nước tiểu nhiều bọt hơn bình thường, có thêm tí máu, màu khác thường, số lần đi, số lượng đi giảm thì hãy đi thăm khám ngay nhé.
  • Mẩn ngứa và phát ban: Đây cũng là dấu hiệu của suy thận giai đoạn đầu hay gặp. Nguyên nhân do thận yếu khiến chất thải không lọc được hết, đọng lại khiến cơ thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, bệnh càng nặng thì ngứa càng nghiêm trọng hơn.
  • Biếng ăn, hay buồn nôn: Khi bị suy thận sẽ kéo theo chứng ure huyết làm cho người bệnh bị mệt mỏi, chán ăn, cân nặng giảm sút. Ngoài ra thì những cơn buồn nôn, nôn xuất hiện nhiều mỗi lúc ăn xong, thậm chí người bệnh còn cảm thấy bên trong miệng của mình có mùi amoniac hoặc vị kim loại lúc thở ra.

Nguyên nhân gây suy thận

Qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học từ các năm 2000 thì nhiều bác sĩ chuyên khoa thận cũng đã tổng kết được nguyên nhân phát bệnh chủ yếu thông qua một vài yếu tố chính như sau:

Nguyên nhân gây suy thận

  • Thường xuyên nhịn đi tiểu: Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây suy thận vì làm gia tăng nhiều áp lực lên bàng quang và tác động làm suy giảm chức năng tiểu tiện. Cuối cùng hình thành lên tình trạng bàng quang niệu quản trào ngược.
  • Lười uống nước: Đối với cơ thể bình thường thì mỗi người cần cung cấp từ 2 – 2.5l nước/ngày. Trường hợp suy thận sẽ tăng lên nếu như bạn không cung cấp đủ cho cơ thể lượng nước vừa đủ khiến nồng độ của độc tố ở trong nước tiểu bị tăng cao, dễ tích tụ cặn bã rồi làm ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của cơ quan thận.
  • Do thói quen ăn mặn: Được đánh giá là một thói quen cực xấu ảnh hướng đến sức khỏe, nhất là hệ tiết niệu. Việc ăn quá mặn trong thời gian dài làm cho cơ thể khó khăn khi bài tiết, gia tăng thêm gánh nặng cho thận, rồi lâu dần hình thành suy thận.
  • Biến chứng một số bệnh về thận: Điển hình là viêm cầu thận, sỏi thận, nhiễm trùng thận, thận hư,… gây ra các tổn thương thận trong thời gian dài. Nếu không được khắc phục triệt để sẽ dẫn đến suy thận hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Lạm dụng tình dục: Nhiều trường hợp bị suy thận xuất phát do thói quen xấu chính là quan hệ tình dục không đúng cách, thực hiện với cường độ liên tục, dày đặc làm cho vắt kiệt sức của thận khiến chúng không còn thời gian để cân bằng chất điện sinh, đào thải độc tố và nuôi dưỡng cơ thể. Lâu ngày dẫn đến thận suy.
  • Ngoài ra cũng có một số đối tượng sau cũng có nguy cơ mắc bệnh cao chính là: tuổi cao, suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, gia đình có tiền sử mắc suy thận, nồng độ cholesterol trong máu cao,…

Suy thận có nguy hiểm không?

Theo như thống kê nghiên cứu thì có đến khoảng 20% dân số trên thế giới mắc chứng bệnh suy thận và trong đó lại có đến 10% số lượng biểu hiện tăng nặng, chuyển sang giai đoạn suy thận mãn tính. Đáng chú chỉ tính riêng tại Mỹ thì con số này đã lên đến 13% tính theo phân chia sự chênh lệch theo từng cấp độ.

Thêm vào đó cũng có nhiều ghi nhận từ thực tế đã thống kê lại những biến chứng của suy thận từ nặng đến nhẹ sẽ gây ra các hiện tượng như yếu sinh lý, rối loạn tình dục, huyết áp tăng chỉ số, thiếu máu, đái tháo đường, viêm cầu thận, sỏi thận, giãn bể thận,… Đặc biệt nếu không được chữa trị kịp thời thì nó còn gây ra đe dọa xấu đến cả tính mạng người bệnh nữa.

Vậy người bị suy thận sẽ sống được trong khoảng thời gian bao lâu? Cụ thể nếu như được lọc máu định kỳ với tần suất 3 lần/tuần thì sẽ kéo dài mạng sống được trong khoảng 5 – 10 năm và cũng có trường hợp sống được đến 20 – 30 năm. Nếu bệnh nhân đã được ghép thận thì không cần phải đến bệnh viện hoặc cách ngày lọc máu nữa. Trung bình có thể duy trì mạng sống được khoảng 15 – 20 năm nếu như tuân thủ đúng phác đồ chữa trị.

Suy thận chữa khỏi được không?

Cũng tương tự như thắc mắc suy thận có chữa được không? Vì căn bệnh này gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng nên người bệnh cần phải theo dõi sức khỏe của mình thật sát sao để có hướng khắc phục phù hợp. Khi bệnh suy thận mới chỉ trong giai đoạn đầu khởi phát thì bệnh hoàn toàn chữa được khỏi nếu như tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức.

Còn với trường hợp suy thận đã quá nặng thì các phương pháp chữa trị như lọc máu, thay thận mới cũng chỉ mang tính tạm thời giúp kéo dài mạng sống chứ không thể khắc phục triệt để được.

Cách điều trị bệnh suy thận

Thông thường để kiếm cũng như điều trị được căn bệnh suy thận thì các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra sự tư vấn như sau:

Sử dụng thuốc Tây y chữa thận hư

Thuốc Tây y vẫn luôn là một sản phẩm mang đến tác dụng chữa bệnh nhanh chóng mà đội ngũ bác sĩ chỉ định thường xuyên để giúp chữa trị cũng như làm giảm ngay các triệu chứng khó chịu mà bệnh suy thận sẽ gây ra. Đó chính là các loại thuốc như thuốc chống thiếu máu, kiểm soát cholesterol và thuốc chống tăng huyết áp.

Cách điều trị bệnh suy thận

Dù được đánh giá là mang đến hiệu quả cao nhưng người bệnh cũng không vì thế mà làm dụng quá nhiều vì nó có thể phát sinh ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, thậm chí khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn. Lời khuyên tốt nhất là chỉ nên dùng những sản phẩm này ở thời gian đầu phát bệnh. Sau đó thì thay thế linh hoạt các phương pháp chữa trị khác để đảm bảo sức khỏe được an toàn.

Sử dụng thuốc Nam chữa thận hư

Trong dân gian thì ông cha ta cũng lưu truyền nhiều bài thuốc chữa thận hư với nguyên liệu từ thiên nhiên cây cỏ,… Đặc điểm là lành tính, an toàn và mang hiệu quả cao, chi phí điều trị thấp nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng. Bên cạnh đó những bài thuốc này còn giúp giảm tối đa sự suy giảm các chức năng thận tự nhiên nhất.

Bài thuốc từ râu ngô

Là một nguyên liệu đóng vai trò chữa trị tốt các bệnh liên quan đến thận và gan vì trong râu ngô có chứa các thành phần có thể giải nhiệt, thanh lọc và lợi tiểu. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 100g râu ngô mang đi nấu cùng với 1 – 2l nước lọc sẽ thành trà râu ngô thơm ngon.
  • Sau đó sử dụng trực tiếp, để trong ngăn mát tủ lạnh uống thay cho nước lọc hàng ngày cũng được. Kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả cải thiện tích cực.

Bài thuốc từ đỗ đen

Đỗ đen không chỉ là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng mà còn được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể. Thêm vào đó trong đỗ đen còn chứa chất xơ cùng một vài dưỡng chất khác giải độc tốt nên dùng để hỗ trợ giảm áp lực cho thận khi lọc máu và tăng cường thêm chức năng thận.

Cách thực hiện chỉ với một vài bước đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một lượng đỗ đen khoảng 20 – 40g rồi mang đi rang. Sau đó hãm với nước nóng uống hàng ngày là sẽ thấy căn bệnh suy thận giảm đáng kể đấy.

Ngoài ra thì người bệnh cũng có thể lựa chọn một số nguyên liệu thiên nhiên khác để chữa suy thận như nhân sâm, cỏ xước, cỏ mực,…

Trên đây là một số thông tin chia sẻ chi tiết về căn bệnh suy thận mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng đầy đủ mọi thắc mắc đang tìm kiếm về căn bệnh này. Từ đó biết cách nhận biết, chữa trị và phòng ngừa phù hợp. Xin trân trọng cảm ơn!

5/5 - (1 vote)