Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp tại nhà sử dụng các nguyên liệu quen thuộc trong tự nhiên. Chúng được lưu truyền và sử dụng rộng rãi đến ngày nay là do tính hiệu quả cao, an toàn lại tiết kiệm nhiều chi phí. Vậy, sử dụng các bài thuốc này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Nội dung :
Chữa viêm khớp bằng lá ngổ
Rau ngổ là một loại rau rất quen thuộc trong các bữa cơm hằng ngày của người Việt. Đây là một loài cây thân thảo với chiều cao chỉ khoảng 20cm. Chúng được thêm vào một số món ăn để gia tăng mùi vị. Nhưng ít ai biết rằng, loại rau này là một bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp tại nhà rất hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền, rau ngổ có tính mát nên giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, Y học hiện đại cho biết, trong rau ngổ có chứa hàng loạt các chất như glucid, carotene, vitamin nhóm B, flavonoid,… có tính kháng viêm cao.
Nhờ đó, loại rau này được sử dụng cho việc điều trị rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là thoái hóa xương khớp, viêm khớp, khô khớp,… Để áp dụng bài thuốc này, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện theo một số công thức dưới đây.
Nước lá ngổ
Đun lá ngổ lấy nước là cách làm đơn giản nhất để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài công dụng giảm đau, giảm viêm khớp thì đây còn là một thức uống giải nhiệt, hỗ trợ gan đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Chuẩn bị: Một nắm rau ngổ rửa sạch, ngâm với muối loãng trong 5 phút và để ráo nước.
- Thực hiện: Cho toàn bộ số rau đã chuẩn bị vào nồi với lượng nước vừa đủ ngập mặt rau. Đun sôi thật kỹ trong khoảng 15-20 phút và tắt bếp. Sau khi nguội, gạn lấy nước và uống hàng ngày vào buổi sáng.
Đắp rau ngổ
Nếu bạn không muốn dùng nước rau ngổ bởi mùi vị có phần khó uống thì bài thuốc đắp sẽ rất phù hợp. Đây là cách gây tác động ngoài ra tại vị trí khớp bị tổn thương. Nhờ hiệu quả trực tiếp, cơn đau sẽ tan biến nhanh chóng.
- Chuẩn bị: Rau ngổ rửa sạch, ngâm với nước muối và để thật ráo.
- Thực hiện: Dùng chày cối giã nhuyễn rau ngổ cùng một chút muối hạt to. Sau đó, dùng hỗn hợp thu được đắp trực tiếp lên vùng xương khớp đang đau nhức. Người bệnh nên cố định thuốc bằng băng gạc. Đắp trong khoảng 30 phút thì tháo băng và rửa sạch vùng da đó.
Chữa viêm khớp bằng lá tía tô
Tía tô là một loại rau gia vị được tìm thấy tại nhiều nơi ở nước ta với mùi thơm đặc trưng. Lá tía tô có hai màu, mặt trên là màu xanh đậm, mặt dưới là màu tím. Nghiên cứu cho thấy, trong tía tô có chứa nhiều chất có khả năng ức chế men xanthine oxidase làm lắng đọng axit uric.
Loại lá này còn chứa hợp chất luteolin có công dụng tiêu viêm, giảm sưng, đau ở người bệnh gout. Hơn nữa, lượng tinh dầu của tía tô có khả năng ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng và giúp các khớp được thư giãn.
Ngoài ra, loại lá này còn chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C và các khoáng chất như canxi, sắt,… có tác dụng làm dịu cơn đau và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vậy, sử dụng lá tía tô chữa bệnh xương khớp bằng cách nào?
Lá tía tô đun lấy nước
Sử dụng nước cốt từ lá tía tô đem lại hiệu quả điều trị vô cùng lớn. Cách thực hiện khá đơn giản nên người bệnh có thể tự làm mà không cần tới sự trợ giúp của người thân.
- Chuẩn bị: Một mớ tía tô được rửa sạch và ngâm với nước muối loãng
- Thực hiện: Dùng nguyên liệu đã chuẩn bị đun sôi cùng 2,5 lít nước sạch. Sau khi sôi khoảng 5-10 phút thì tắt bếp và để nguội. Người bệnh sử dụng nước này thay cho nước lọc hằng ngày. Kiên trì áp dụng trong ít nhất 2 tuần để nhận thấy cơn đau giảm đi đáng kể.
Dùng lá tía tô ăn trực tiếp
Ngoài cách đun nước tía tô, người bệnh có thể dùng ăn trực tiếp nhằm kiểm soát lượng axit uric trong máu và ngăn chặn viêm nhiễm lây lan. Với cách này, người bệnh chỉ cần rửa sạch khoảng 5-7 lá lốt và ăn mỗi ngày.
Tuy nhiên, việc ăn sống lá lốt có thể gây đau bụng nếu rửa không kỹ. Do đó, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở bán hàng uy tín hoặc ngâm với nước muối loãng trước khi đưa vào cơ thể.
Chữa viêm khớp bằng lá lốt
Theo tài liệu Y học cổ truyền, lá lốt có mùi thơm hơi hắc, vị cay và tính ấm nên có tác dụng giảm đau và tiêu sưng viêm. Vì vậy, từ xa xưa, nguyên liệu này đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Nhờ công dụng hiệu quả, bài thuốc dân gian này được lưu truyền đến ngày nay.
Nghiên cứu Y học hiện đại cho thấy, trong lá lốt là hàng loạt các hoạt chất chống viêm mạnh mẽ như alcaloid, beta-caryophylen, benzylaxetat, flavonoid,… Do vậy, sử dụng bài thuốc dân gian này giúp người bệnh gout, thấp khớp nhanh chóng phục hồi.
Ngâm lá lốt với muối biển
Cách ngâm chân, tay với lá lốt và muối biển không chỉ giúp làm chậm lại quá trình bào mòn của sụn khớp mà còn giúp cơ thể được thư giãn. Bên cạnh đó, sự tác động của muối biển có khả năng giảm đau nhanh chóng.
- Chuẩn bị: Khoảng 40g lá lốt (bao gồm cả thân và rễ) và một thìa muối hạt to.
- Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và ngâm với nước muối loãng trong 5 phút. Sau đó cho chúng vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước. Tiếp đó, cho thêm muối vào và tắt bếp. Khi đã nguội bớt, ngâm chân tay vào nước này khoảng 20 phút. Kiên trì thực hiện 2-3 lần mỗi tuần.
Lá lốt ngâm rượu chữa thoái hóa khớp
Lá lốt ngâm rượu là bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp tại nhà hiệu quả nhất. Do vậy, so với cách đun nước thì người bệnh có thể dùng lá này ngâm cùng rượu trắng để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Chuẩn bị: Khoảng 40-50g thân, rễ lá lốt và rượu trắng.
- Thực hiện: Lá lốt được làm sạch và đem phơi 1 nắng. Sau đó ngâm cùng rượu trắng vừa đủ trong khoảng từ 10 đến 15 ngày. Khi dùng, bôi một lượng nhỏ lên vùng khớp đang bị đau, xoa bóp liên tục để các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có sử dụng rượu này để tiêu các vết bầm tím do té ngã.
Đắp lá lốt cùng muối biển
Đối với những người thường xuyên bị đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi đột ngột thì mẹo đắp lá lốt và muối biển rất hữu ích. Phương pháp này có công dụng làm ấm và thúc đẩy máu lưu thông, giãn cơ và giảm cứng khớp.
- Chuẩn bị: Một nắm lá lốt vừa đủ và một thìa muối hạt to.
- Thực hiện: Lá lốt rửa thật sạch và để ráo nước. Sau đó đem giã cùng muối hạt to. Dùng hỗn hợp thu được bọc trong khăn mỏng, đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức trong khoảng 20-30 phút. Kiên trì thực hiện đều đặn 2-3 lần mỗi tuần để cơn đau thuyên giảm nhanh chóng.
Lá trầu không chữa viêm khớp
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp tại nhà bằng lá trầu không được nhiều người bệnh tin dùng. Đây là một loại cây mọc nhiều trong tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy chúng mọc thành giàn, sống trong bóng râm ở quanh khu vực sống.
Lá trầu không chứa một loại tinh dầu có mùi thơm đặc trưng cùng vị nóng, nồng. Trong đó, các hợp chất được tìm thấy chủ yếu là chavicol, betel – phenol cùng nhiều dưỡng chất quý như chavibetol, methyl eugenol, carvacrol, axit amin và vitamin.
Nhờ các thành phần này, là trầu không có công dụng giảm đau, kích thích sản sinh chất nhờn bôi, bảo vệ và phục hồi các tổn thương tại các khớp. Ngoài ra, loại lá này còn hỗ trợ thải độc, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Đặc biệt là axit uric, nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Ngâm nước trầu không
Tương tự như hai loại lá được kể trên, lá trầu không cũng được sử dụng bằng cách đun lấy nước để hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng viêm khớp, gout. Các dấu hiệu thường xuất hiện ở đầu gối, ngón chân. Do vậy, ngâm nước trầu không giúp tiêu viêm, giảm đau và chống nhiễm khuẩn.
Bệnh cạnh đó, hương thơm từ lá trầu không còn tác động tích cực lên hệ thần kinh, giúp tinh thần thoải mái, cơ thể được thư giãn. Do vậy, các bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị: Khoảng 10-15 lá trầu không.
- Thực hiện: Đầu tiên, rửa sạch lá trầu không và vò nát chúng. Sau đó chuẩn bị nồi cùng 1 lít nước để đun sôi số nguyên liệu đã vò. Đậy vung và đun lửa nhỏ khoảng 10 phút để dưỡng chất được hòa tan hoàn toàn trong nước. Cuối cùng, để nguội bớt hoặc pha thêm nước để giảm nhiệt. Lọc bỏ bã và ngâm chân trong ít nhất 20 phút.
Đắp lá trầu không giảm đau xương khớp
Ngoài viêm khớp thì gout cũng là một căn bệnh về xương có xu hướng mãn tính. Nó gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, đắp lá trầu không giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này.
- Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không tươi và một thìa muối.
- Thực hiện: Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước. Tiếp theo, giã nhuyễn chúng với một chút muối trắng. Sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên vùng xương khớp đang bị đau.
Nước ép trầu không và mật ong
Mật ong vốn là một nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến nhằm bảo vệ da và sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, trong mật ong chứa các chất chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ. Do đó, sự kết hợp giữa trầu không và mật ong giúp giúp tăng hiệu quả chữa bệnh viêm khớp lên nhiều lần.
- Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không đã rửa sạch và 1-2 thìa mật ong nguyên chất.
- Thực hiện: Giã hoặc xay nhuyễn lá trầu không với khoảng 300ml nước. Sau đó thêm mật ong, khuấy đều và thưởng thức. Người bệnh nên uống nước này mỗi ngày trong 1 tuần để cơ thể được thải độc và thuyên giảm các cơn đau khớp.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp tại nhà bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên. Mặc dù được đánh giá là hiệu quả và an toàn nhưng phương pháp này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ. Nếu người bệnh đang trong giai đoạn nặng, hãy tham khảo từ bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh!