Thực đơn hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày nói riêng và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nói chung. Trào ngược dạ nên ăn gì, không nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về chủ đề này.
Nội dung :
Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Củ gừng
Trong bữa ăn hàng ngày, người bị trào ngược dạ dày có thể bổ sung gừng. Gừng có tính ấm, vị cay rất hiệu quả trong việc chống viêm dạ dày, chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày. Bạn có thể thêm gừng vào trong các món ăn hoặc thái lát gừng uống với nước ấm vào buổi sáng.
Yến mạch
Trong yến mạch có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, với cấu trúc xốp, yến mạch dễ dàng hấp thụ lượng acid dư thừa có trong dạ dày, giảm triệu chứng đau nhức dạ dày khi bụng đói hiệu quả. Bạn có thể kết hợp yến mạch với sữa vào buổi sáng hoặc thay thế yến mạch bằng bánh mì nguyên cám, bánh mì ngũ cốc.
Chất béo tốt
Các loại chất béo tốt cho hệ tiêu hóa là những loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật, cá,… dạng chất béo không bão hòa đa, chất béo không bão hòa đơn,, omega-3 và omega-6,… Các loại chất béo này khi vào dạ dày sẽ được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng nhanh chóng hơn so với những loại chất béo từ động vật.
Bạn có thể bổ sung chất béo từ những loại thực phẩm kể đến như: dầu hướng dương, bơ, quả óc chó, dầu ô liu, hạt lanh, dầu mè,…
Thịt nạc
Những loại thịt nạc mềm như thịt gà, thịt bò,… có chứa ít chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể và làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Khi chế biến thịt bạn hãy lựa chọn cách thức chế biến đơn giản như luộc, hấp, áp chảo,… hạn chế chiên thịt với lượng dầu mỡ quá nhiều.
Các loại cá
Cá là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa. Trong cá có ít chất béo, hàm lượng omega-3 và omega-6 cao giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại cá nào mình thích như: cá hồi, cá chép, cá chích, cá ngừ,…
Sữa chua
Trong sữa chua có chứa hàm lượng protein có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, số lượng lợi khuẩn trong sữa chua rất cao giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả. Ăn sữa chua mỗi ngày là cách để ngăn chặn chứng trào ngược dạ dày và giúp bụng của bạn êm ái hơn.
Khi ăn sữa chua, bạn có thể kết hợp với các loại trái cây mềm như chuối, táo, dâu,…
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh có hàm lượng chất xơ cao giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và ổn định hơn. Bên cạnh đó, rau cải bẹ xanh còn ức chế việc tiết dịch vị ở dạ dày, từ đó ngăn tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả nhất. Bạn có thể chế biến rau cải bẹ xanh luộc, xào,…
Rau bắp cải
Trong bắp cải có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, bao gồm: kali, vitamin K, magie, vitamin C, folate, vitamin B6, sắt, canxi, thiamin,… Ăn rau bắp cải hàng ngày giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, ngăn tình trạng viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày.
Lá mơ
Lá mơ là bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị các chứng ợ hơi, táo bón, khó tiêu, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… Thành phần hợp chất trong lá mơ có tác dụng giảm viêm và ức chế sự phát triển của những vi khuẩn gây hại trong dạ dày. Bạn có thể chiên lá mơ với trứng để ăn trong bữa cơm hoặc ép lá mơ lấy nước uống hàng ngày.
Rau thì là
Rau thì là chứa hàm lượng chất xơ rất cao cùng với hợp chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và ngăn tình trạng co thắt dạ dày hiệu quả. Sử dụng rau thì là trong bữa ăn sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày nhanh chóng.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi có nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, tính nhớt của rau mồng tơi giúp hỗ trợ cải thiện chứng trào ngược dạ dày, ngăn các cơn đau dạ dày tốt nhất.
Chất nhầy của rau mồng tơi giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường tiêu hóa, giảm gánh nặng cho ruột. Bạn nên chế biến rau mồng tơi theo cách luộc và ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày là tốt nhất.
Trào ngược dạ dày nên ăn trái cây gì?
Đu đủ chín
Đu đủ chín là trái cây tốt nhất trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Trong đu đủ có chứa enzyme papain và enzym chymopapain giúp cắt đứt các protein khó tiêu thành dạng dễ tiêu. Ăn đu đủ chín sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn, ngăn ngừa chứng khó tiêu và giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
Táo
Táo có chứa hàm lượng pectin và chất xơ lớn. 2 hợp chất này đều có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình bài tiết được diễn ra thuận lợi, cải thiện chứng viêm loét dạ dày và ợ chua hiệu quả. Bạn nên ăn táo ngọt và tránh những loại táo có vị quá chua hoặc táo xanh.
Chuối
Chuối có tính mềm, dễ tiêu hóa, không gây tổn thương cho dạ dày khi ăn. Ăn chuối hàng ngày có thể giúp trung hòa acid dư thừa trong dịch vị, ngăn tình trạng viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày hiệu quả. Các chất xơ mềm trong chuối giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố trong hệ tiêu hóa.
Thanh long
Nếu bạn muốn cải thiện hệ tiêu hóa của mình thì đừng quên thêm thanh long vào những bữa ăn hàng ngày. Thanh long có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, nước, vitamin và khoáng chất. Chất nhớt trong quả thanh long giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, bảo vệ niêm mạc thành dạ dày trước những tổn thương và sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì?
Thực phẩm chứa nhiều acid
Trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều acid. Đặc biệt là những loại trái cây như: Chanh, bưởi, dứa, mận, xoài, việt quất, lựu,… Việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa acid sẽ khiến acid trong dịch vị tăng cao, khiến tình trạng viêm loét và trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm cay nóng
Những đồ ăn có chứa gia vị cay nóng như: ớt, mù tạt, tiêu, sả,… sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn, thậm chí gây nên chứng đau bao tử. Ăn đồ ăn cay nóng có thể kích thích dịch vị gây co thắt thực quản, cản trở quá trình trào ngược dạ dày, tăng mức độ nghiệm trọng của chứng trào ngược, viêm loét.
Chất béo có hại
Những thực phẩm chứa chất béo có hại như: mỡ động vật, sữa nguyên chất, đồ ăn chiên rán,… sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, ợ chua, ợ nóng, không tốt cho người đang điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa tình trạng trào ngược dạ dày.
Rượu bia và các chất kích thích
Uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích sẽ khiến sức khỏe của đường tiêu hóa giảm sụt nhanh chóng. Do đó, trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày, bạn tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống này.
Trào ngược dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì? Hy vọng những thông tin chi tiết trên đây có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc này. Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn trong việc điều trị chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, ngoài việc xây dựng thực đơn khoa học, người bệnh cũng cần theo dõi tình trạng bệnh lý. Nếu phát hiện bệnh trở nặng với các cơn đau dai dẳng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.