Nhiều người cho rằng, ợ chua là một hiện tượng phổ biến và hết sức bình thường của hệ tiêu hoá. Thế nhưng, nếu tình trạng trên lặp đi lặp lại thường xuyên, không có xu hướng thuyên giảm mà còn kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi,… thì rất có thể bạn đang gặp một vấn đề bệnh lý. Vậy ợ chua là gì và làm thế nào để điều trị dứt điểm? Hãy cùng chúng tôi tình hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung :
Ợ chua là gì?
Ợ chua là hiện tượng acid dịch vị tại dạ dày tăng cao và trào ngược lên miệng và thực quản. Tình trạng trên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, miệng hay bị chua, thường xuyên bị đau tức vùng ngực và xương ức. Ợ chua thường hay gặp nhiều ở các trường hợp bị mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, viêm loét dạ dày hay do hội chứng ruột kích thích,….
Ợ chua thường có thể gặp ở người bệnh vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, triệu chứng trên sẽ thường thấy nhiều nhất tại thời điểm đêm muộn, buổi sáng hoặc sau khi bạn ăn no hay kể cả khi đang đói bụng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ người bệnh bị mắc chứng ợ chua ít nhất 1 lần/tháng chiếm khoảng trên 60%, trong đó có cả phụ nữ mang thai.
Có thể thấy ợ chua là triệu chứng xảy ra khá phổ biến ở mọi đối tượng khác nhau, thế nhưng chúng lại không quá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên xảy ra liên tục, kéo dài, kèm theo đó là các triệu chứng khác của các bệnh lý về dạ dày như nóng ngực, rát ngực, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu.
Cách chữa ợ chua hiệu quả tại nhà
Để tìm được hướng chữa trị chứng ợ chua, trước tiên chúng ta hãy cùng nhau điểm qua những nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng ợ chua, chẳng hạn như:
- Sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, chúng thường theo thức ăn đi vào đường tiêu hoá, làm mất cân bằng hệ men vi sinh đường ruột hoặc ợ chua do hiện tượng rối loạn nhu động ruột kéo dài.
- Do thói quen thường xuyên nhai các loại kẹo cao su.
- Do ăn hoặc uống quá nhanh, không nhai kỹ.
- Người bệnh ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đường và tinh bột.
- Do thường xuyên ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc đồ ăn cay nóng,
- Các đối tượng thường xuyên sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia và thức uống có ga.
- Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, hay thức khuya, stress kéo dài.
Như vậy, để điều trị và giảm thiểu tình trạng ợ chua, ợ hơi hay một số triệu chứng ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá, bạn có thể tuân thủ theo các hướng dẫn dưới đây:
- Hạn chế tối đa việc ăn các nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng lượng acid sản sinh trong dạ dày. Có thể nói đây là một trong số những giải pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất. Bạn cần giảm bớt các thực loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, tránh ăn đồ ăn cay, hành, toie, cam, chanh, chocolate,…
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, mỗi bữa bạn nên giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng hoạt động quá tải cho hệ tiêu hoá, tránh tích tụ dịch vị acid.
- Không nên nằm nghỉ ngay sau khi ăn no, bạn có thể ngồi hoặc đứng dậy đi lại trước khi nằm ngủ để tránh việc thức ăn bị trào ngược lên thực quản gây ợ chua.
- Duy trì cân bằng trọng lượng cơ thể cũng là một biện pháp giúp giảm ợ chua do trọng lượng cơ thể dồn nén tới thực quản gây ra hiện tượng trào ngược acid dịch vị.
- Tuyệt đối nói không với bia rượu, thức uống chứa caffein, đặc biệt là trước khi đi ngủ để ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh trào ngược thực quản dạ dày, nóng trong người gây ợ chua.
- Mặc và sử dụng các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, không mặc các loại đồ bó sát, điều này có thể gây các áp lực cho vùng bụng của chúng ta, sinh ra chứng ợ chua.
Bị ợ chua uống thuốc gì?
Để điều trị dứt điểm tình trạng ợ hơi, ợ chua, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định về việc sử dụng các loại thuốc tây dưới đây:
- Nhóm thuốc giúp trung hòa acid dịch vị gồm Maalox, Mylanta, Rolaids, Alka Seltzer,…
- Nhóm thuốc kháng Histamin H2: Mục đích của việc sử dụng thuốc là giúp ngăn ngừa quá trình tiết dịch vị acid liên tục của đường ruột và giảm hoạt động của histamin. Có thể kể đến một số sản phẩm điển hình như Tagamet, Zantac, Pepcid,… Các loại thuốc kháng histamin trên tuy có tác dụng điều trị tình trạng ợ chua hiệu quả, thế nhưng bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua thuốc. Bởi sản phẩm không dùng cho người có tiền sử bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton PPI: Bao gồm một số loại như Prevacid, Nexium, Aciphex, Lansoprazole,… được chỉ định với liều lượng chuẩn của bác sĩ trong vòng từ 2- 5 ngày đầu. Chúng có tác dụng ức chế sự tăng tiết dịch vị, cân bằng nồng độ acid và hồi phục các vết loét tại niêm mạc ở dạ dày.
- Thuốc bảo vệ các niêm mạc dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét như Omeprazole, Sucralfate, Gastropulgite,…
- Ngoài ra, việc áp dụng các vị cây thuốc nam có sẵn trong tự nhiên cũng được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa và đánh bay chứng khó tiêu, ợ chua lâu ngày ở người bệnh. Không chỉ vậy, chúng còn là loài thảo dược với độ lành tính cao, giá cả phải chăng mà lại ít xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Có thể kể đến như cây bạc hà, gừng tươi, lá đinh hương, trà hoa cúc, trà xanh,… đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, ổn định dịch vị và giảm tình trạng ợ nóng, ợ chua.
Bị ợ chua nên ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì dinh dưỡng cũng đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình điều trị và ngăn ngừa chứng ợ chua hiệu quả, thậm chí là biến mất hoàn toàn. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan và tự ý ăn các loại thực phẩm không tốt thì tình trạng ợ chua sẽ càng ngày càng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tham khảo các món ăn và thực phẩm mà người bị ợ chua nên dùng dưới đây:
Các loại hoa quả có hàm lượng acid thấp
- Chuối: Loại trái cây này vừa phổ biến lại chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, A, cùng kali giúp cân bằng lượng acid dịch vị có trong dạ dày. Bởi vậy mà chúng được dùng nhiều đối với những trường hợp bị ợ chua.
- Dưa hấu: Sở dĩ người bị chứng ợ chua nên ăn dưa hấu bởi trong loại quả này có chứa vitamin C, A cùng các acid amin và hợp chất chống lại quá trình oxy hoá, giúp hạn chế tình trạng bị tức ngực, ợ chua.
- Tao: Loại quả này khi ăn sẽ hỗ trợ điều hoà của các nhu động ruột, tăng hoạt động của đường ruột và hệ tiêu hoá. Từ đó làm hạn chế tình trạng ợ chua hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
- Đu đủ: Trong đu đủ chín có chứa enzym papain, canxi cùng các vitamin C, K, A có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hoá, từ đó làm giảm tình trạng ợ chua.
Chất đạm
Các nhóm thực phẩm giàu chất đạm có tác dụng trung hòa dịch vị acid tại dạ dày, đồng thời thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày mạnh hơn. Chính vì vậy mà những bệnh nhân đang mắc chứng ợ chua thường nên ăn các loại thịt trắng giàu đạm như ức gà, cá, thịt lợn nạc,… vừa giúp cơ thể ít tiêu hao năng lượng, lại vừa giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn.
Sữa chua
Như bạn đã biết, sữa chua là đồ ăn chứa rất nhiều lợi khuẩn có tác dụng kích thích các nhu động ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có hại và cân bằng hệ men vi sinh đường ruột. Bởi vậy mà việc tiêu hoá các thức ăn được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Bánh mỳ
Khi đi vào dạ dày, bánh mì có khả năng hút dịch vị acid dư thừa, từ đó giúp giảm chứng nóng bụng và ợ chua hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
Ngoài những loại thực phẩm tốt cho người bệnh thì bạn cũng cần tránh ăn các món cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, các trái cây chua, đồ uống chứa cồn, có ga, các chế phẩm từ sữa và sữa,… để hạn chế tình trạng bị ợ chua, đầy bụng, nóng bụng.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về chứng ợ chua mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết, người bệnh sẽ có thêm tự tin trong việc nhận biết và lựa chọn biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.