Trào ngược dạ dày là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến tính mạng. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Nội dung :
Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày thường còn được gọi là bệnh trào ngược thực quản. Đây là một tổn thương phổ biến về dạ dày liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng của mỗi người.
Bình thường, sau khi thức ăn được đưa xuống dạ dày sẽ được cơ vòng thực quản giữ lại để thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày. Đồng thời ngăn cản sự trào ngược trở lại của dịch vị và thức ăn trong quá trình dạ dày co bóp. Khi cơ hoành thực quản mất đi khả năng đàn hồi sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ giữ thức ăn ở dưới dạ dày. Lúc này thức ăn và acid dịch vị sẽ trào ngược trở lại khi hệ tiêu hóa hoạt động hoặc khi gặp yếu tố thuận lợi.
Tình trạng này kéo dài liên tục không được can thiệp sớm sẽ khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương. Gây ra các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, nóng rát thượng vị gây ảnh hưởng đến vị giác. Dần dần khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể.
Trào ngược dạ dày là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những người có chế độ dinh dưỡng không khoa học, người có thói quen sống không lành mạnh. Nếu không được can thiệp điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là có thể dẫn đến ung thư.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Các bệnh về hệ tiêu hóa thường mắc phải do chế độ dinh dưỡng và tâm lý căng thẳng quá mức, với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cũng vậy. Bệnh có thể xảy ra do một số yếu tố sau:
Rối loạn chức năng cơ thắt của thực quản dưới
Như đã chia sẻ ở trên, cơ thắt thực quản đóng vai trò là chiếc “nút chai” để ngăn cản sự trào ngược của thức ăn và dịch vị dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Khi cơ thắt bị rối loạn chức năng, nhiệm vụ đóng/ mở thực quản diễn ra bất thường sẽ khiến acid trào ngược lên thực quản. Tình trạng này diễn ra kéo dài và lặp lại thường xuyên sẽ bào mòn niêm mạc thực quản và gây ra bệnh.
Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì luôn là thủ phạm gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể mắc phải do nguyên nhân này.
Cân nặng quá khổ đã gây ra những áp lực lớn lên dạ dày. Nó khiến cơ quan này liên tục phải hoạt động, liên tục phải co bóp để tiêu hóa lượng thức ăn khổng lồ mà người bệnh dung nạp trong mỗi bữa ăn. Từ đó khiến cho dạ dày, thực quản dễ bị tổn thương và sinh bệnh.
Sự căng thẳng, stress kéo dài
Căng thẳng, stress kéo dài sẽ kích thích cơ sở sản sinh ra hormone Cortisol. Đây là tác nhân có thể thúc đẩy sự tiết dịch acid dạ dày. Đồng thời nó cũng gây ra những tác động tiêu cực đến cơ vòng thực quản khiến bộ phận này dần bị suy yếu, không còn đủ khả năng ngăn cản sự trào ngược thức ăn. Vì vậy lo lắng, căng thẳng quá mức trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày và thúc đẩy sự bùng phát triệu chứng bệnh.
Lạm dụng thuốc Tây
Thuốc Tây luôn là “con dao hai lưỡi” mà mọi người cần cẩn trọng khi sử dụng. Bởi lẽ nó có thể cải thiện được một số triệu chứng cụ thể nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó tình trạng viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng dạ dày, rối loạn tiêu hóa,… là những tác dụng ngoài ý muốn thường gặp nhất.
Đặc biệt, việc lạm dụng các loại thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau,… la thủ phạm điển hình nhất dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
Mắc bệnh về dạ dày
Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về dạ dày như hẹp hang môn vị dạ dày, viêm loét dạ dày,… là yếu tố thuận lợi gây tổn thương cho các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra bệnh trào ngược dạ dày.
Lạm dụng chất kích thích
Bia, rượu, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá,… là những thực phẩm chứa rất nhiều độc tố có hại cho sức khỏe. Các chất hóa học trong thực phẩm này sẽ ức chế sự sản xuất nước bọt. Đồng thời sức chế quá trình làm rỗng dạ dày và kích thích sự sản sinh dịch tiết acid. Lâu dần nó sẽ khiến cơ vòng thực quản và niêm mạc thực quản bị tổn thương.
Thói quen ăn uống không khoa học
Thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản,… Ăn uống không đúng bữa, để bụng quá đói, ăn quá no hoặc thường xuyên ăn khuya cũng là những yếu tố tác động tiêu cực đến chức năng hoạt động của dạ dày và cơ vòng thực quản. Đến một thời điểm nhất định sẽ bùng phát bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Phụ nữ mang thai
Mang thai khiến cho trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng nhanh chóng và bụng bầu ngày một phát triển đã gây áp lực nặng nề lên dạ dày. Trong thời gian này cơ thể nữ giới cũng tích cực sản sinh hormone Estrogen và hormone Progesterone khiến cơ thắt thực quản dưới bị căng giãn hơn bình thường. Vì vậy phụ nữ mang thai rất dễ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Triệu chứng trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là bệnh lý liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hóa nên các triệu chứng bệnh được bộc lộ khá rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều người mang tâm lý chủ quan với căn bệnh này khiến cho tổn thương dạ dày ngày càng nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.
Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng dưới đây, mọi người nên chủ động thăm khám điều trị càng sớm càng tốt:
Tình trạng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi
Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh trào ngược dạ dày. Triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh vừa ăn no, kèm theo cảm giác đầy bụng khó tiêu.
Khi nằm ngủ, tình trạng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi,… vẫn có thể xảy ra. Thậm chí nó còn xuất hiện ngay cả trong giấc ngủ. Sự trào ngược acid khiến cho thực quản luôn có cảm giác nóng rát và có mùi chua và mùi khó chịu do thức ăn đang trong quá trình tiêu hóa gây ra.
Cảm giác khó chịu và buồn nôn
Buồn nôn và nôn mửa cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày. Acid dịch vị và thức ăn liên tục trào ngược lên thực quản gây ra sự kích ứng cho niêm mạc cổ họng và khiến người bệnh buồn nôn và thường xuyên nôn mửa. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện vào lúc vừa ăn no hoặc khi nằm ngủ.
Vùng thượng vị bị đau tức
Khi lượng acid trong dạ dày liên tục trào ngược lên thực quản sẽ kích thích lên các đầu mút của dây thần kinh niêm mạc thực quản. Từ đó gây ra cảm giác đau tức khó chịu ở vùng thượng vị. Vì thế khi xuất hiện các cơn đau tức bất thường ở vùng thượng vị mọi người cần chú ý với bệnh trào ngược dạ dày.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể được phát hiện thông qua một số triệu chứng khác như: Khó nuốt trong quá trình ăn uống, ho, khản tiếng, tăng tiết nước bọt,…
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Bản chất của bệnh trào ngược dạ không gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng. Thế nhưng do được phát hiện chậm trễ hoặc có sự chủ quan của người bệnh, tình trạng này đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng viêm thực quản
Sự trào ngược dạ dày xảy ra liên tục khiến cho niêm mạc dạ dày, niêm mạc thực quản bị bào mòn, viêm loét. Gây nhiễm trùng thực quản. Điều này khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi nuốt thức ăn và nóng rát thực quản.
Gây ra các bệnh mãn tính về hệ hô hấp
Acid dịch vị trào ngược lên hệ hô hấp sẽ gây tổn thương niêm mạc họng, khoang miệng, tác động tiêu cực đến nang phổi,… Từ đó gây ra các bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi,….
Barrett thực quản
Barrett thực quản gây ra sự kích thích niêm mạc ở trong lòng đường thực quản. Nếu để kéo dài có thể gây ra biến chứng ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể mắc phải khi bị trào ngược dạ dày không điều trị đúng cách. Tuy nhiên nó lại không gây ra nhiều triệu chứng điển hình. Người bệnh cần được làm xét nghiệm nội soi và thực hiện kỹ thuật sinh thiết tế bào mới có thể phát hiện kịp thời và can thiệp đúng cách.
Thực quản bị chít hẹp
Nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả, tình trạng trào ngược dạ dày sẽ gây ra viêm nhiễm, sẹo xơ, dịch vi khuẩn ở lòng thực quản. Điều này khiến cho cơ quan này bị chít hẹp lại, người bệnh sẽ bị đau họng, đau tức ngực khi ăn uống,…
Ung thư thực quản
Đây được xem là biến chứng nặng nề nhất của bệnh trào ngược dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, thường gặp ở người bệnh từ độ tuổi trung niên trở ra. Các triệu chứng thường gặp gồm có: Sụt cân, đau nhức ở phía sau xương ức, dễ bị nghẹn khi ăn uống, khản tiếng,….
Trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu được phát hiện điều trị sớm sẽ không gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho thực quản và dạ dày. Vì vậy việc điều trị khá đơn giản và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu áp dụng đúng phương pháp.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày đang được áp dụng phổ biến mọi người có thể tham khảo:
Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây
Việc sử dụng thuốc Tây chữa trào ngược dạ dày thực quản sẽ căn cứ vào triệu chứng bệnh và các tổn thương cụ thể người bệnh đang gặp phải. Tùy từng trường hợp nhất định, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng một số loại thuốc như:
- Thuốc có tác dụng ức chế bơm proton: Các loại thuốc thông dụng nhất là Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole,… Một liều trình sẽ sử dụng liên tục trong 4 – 8 tuần
- Nhóm thuốc có tác dụng trung hòa axit và kháng axit: Liều dùng thông thường là 1 – 2 viên/ lần. Thuốc kháng axit có tác dụng nhanh được sử dụng rộng rãi là Tums, Pepto-Bismol,…
- Một số loại thuốc khác
Lưu ý: Người bệnh chỉ được dùng thuốc Tây chữa trào ngược dạ dày khi có sự chỉ định của bác sĩ. Trong mọi trường hợp đều không được tự ý chữa bệnh tại nhà để tránh xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Chữa trào ngược dạ dày từ các cây thuốc Nam
Trong dân gian lưu trữ kho tàng vô giá các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày từ cây thuốc Nam. Đem lại tác dụng tốt mà rất an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc đang được áp dụng phổ biến:
* Bài thuốc từ lá trầu không
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 3 – 4 lá trầu không rồi vò nát
- Cho trầu không vào cốc, hãm với 100ml nước sôi
- Uống nước trầu không khi còn ấm sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng trào ngược dạ dày
* Bài thuốc từ nghệ đen
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nghệ đen, gừng tươi và trần bì: Mỗi loại khoảng 10g
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc với 1 lít nước cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 300ml thì dừng
- Chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống, sử dụng hết trong ngày
- Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày để đạt được kết quả tốt nhất
* Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong và gừng
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh cạo vỏ, rửa sạch 1 củ gừng rồi ép lấy nước cốt
- Trộn nước cốt gừng với 2 thìa mật ong nguyên chất rồi pha với 200ml nước ấm
- Dùng nước này uống trực tiếp khi sơ chế xong
- Thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày, triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ sớm được đẩy lùi
* Bài thuốc từ lá tía tô
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 100g lá tía tô tươi rồi đun với 500ml nước sôi trong vòng 10 phút
- Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần bằng nhau, uống thành nhiều lần và uống hết trong ngày
- Thực hiện bài thuốc liên tục trong khoảng 1 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh
Trên đây là một số thông tin về bệnh trào ngược dạ dày và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng đã giúp mọi người trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích để phòng ngừa các biến chứng xấu cho sức khỏe.