Sữa chống trào ngược dạ dày là các loại sữa giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các cơn trào ngược dạ dày thực quản cho người bệnh. Tuy nhiên, thực hư về loại sữa này như thế nào? Trào ngược dạ dày có nên uống sữa không và nên sử dụng loại sữa nào? Nguyên tắc uống sữa cho người bị trào ngược ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung :
Trào ngược dạ dày có nên uống sữa?
Trước hết, để giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày có nên uống sữa không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem thành phần dinh dưỡng của sữa có những gì nhé. Tất nhiên, tùy theo từng loại sữa như sữa tươi, sữa chua, sữa hạt hay sữa đặc mà hàm lượng các chất sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, tất cả các loại sữa đều rất giàu các chất thiếu yếu đối với cơ thể như protein, lipid, đường, vitamin và khoáng chất. Do đó, chúng chính là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng và ít nhiều có tác dụng trong việc phòng chống bệnh tật.
Thêm vào đó, một số loại sữa như sữa chua còn giúp bổ sung rất nhiều men tiêu hóa và lợi khuẩn, giúp sức khỏe dạ dày và đường ruột được cải thiện đáng kể. Đồng thời, chúng cũng giúp kiểm soát tốt hơn hoạt động của vi khuẩn HP-nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý viêm loét và trào ngược dạ dày. Đặc biệt, trong sữa có chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như canxi, kali, photpho,…. có tính kiềm. Vì thế, khi bổ sung sữa vào chế độ ăn hàng ngày, chúng có thể phần nào trung hòa tính axit và pha loãng dịch vị. Từ đó, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chính vì thế, việc sử dụng sữa chống trào ngược dạ dày là hoàn toàn có cơ sở khoa học và hợp lý.
Tuy nhiên, việc dùng loại sữa không phù hợp cũng có thể khiến các bệnh lý về dạ dày và tiêu hóa trở nên thêm trầm trọng. Trong một số loại sữa, đặc biệt là sữa tươi có chứa hàm lượng chất béo khá cao. Đây là những chất rất khó tiêu hóa. Do đó chúng sẽ kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn, và vì thế, các cơn trào ngược cũng có thể nghiêm trọng hơn. Tương tự, một số loại sữa như sữa đặc, váng sữa, phô mai hay sữa bột có thể gây khó tiêu, ợ nóng.
Thêm vào đó, việc sữa chống trào ngược dạ dày chỉ thực sự có tác dụng khi chúng được sử dụng đúng cách. Nếu không, hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ dễ bị mất đi và bệnh lý dạ dày có thể thêm trầm trọng. Cụ thể, lượng sữa hấp thu vào cơ thể mỗi ngày chỉ nên ở mức vừa phải, không nên quá nhiều. Chúng nên được dùng vào các bữa ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn chiều, không nên sử dụng trước khi ngủ hoặc ban đêm. Không nên dùng sữa lúc quá đói và cũng không nên dùng khi quá no. Với sữa tươi, bạn nên dùng ở nhiệt độ ấm và dùng chung với các loại ngũ cốc.
Sữa chống trào ngược dạ dày
Như đã nói ở trên, mặc dù sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải bất cứ loại sữa nào cũng thích hợp sử dụng cho người mắc các bệnh lý về tiêu hóa. Vậy, loại sữa chống trào ngược dạ dày nào tốt nhất? Khi sử dụng chúng, người dùng nên lưu ý gì? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn tham khảo.
Sữa tươi
Nếu là người quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe, có lẽ bạn đã từng nghe về lời khuyên rằng một ly sữa tươi có thể làm giảm đi chứng ợ nóng. Xét trên cơ sở khoa học, điều này hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, sữa tươi là chất thiên về tính kiềm, có thể giúp trung hòa axit và pha loãng dịch vị dạ dày. Khi được hấp thu vào bao tử, nó giống như một lớp màng bao bọc giúp ngăn ngừa sự tấn công của axit lên các tế bào niêm mạc.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chất béo trong sữa tươi rất khó tiêu hóa. Do đó, nó có thể sẽ kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn, tức các triệu chứng trào ngược sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, khi lựa sữa tươi, bạn nên lựa chọn các loại sữa tươi đã tách béo, ít đường. Đồng thời, không sử dụng sữa tươi khi bụng rỗng. Lượng sữa tươi sử dụng mỗi ngày không nên vượt quá 400ml và mỗi lần uống không quá 240ml. Để không làm mất đi dinh dưỡng vốn có của sữa, bạn nên sử dụng chúng ở nhiệt độ ấm vừa phải, vào khoảng 30-35 độ C là tốt nhất. Sữa tươi nên được dùng cùng với bánh mì và các loại ngũ cốc, tránh dùng với các thực phẩm khác vì chúng có thể khiến bạn cảm thấy khó tiêu hơn.
Sữa hạt
Những năm gần đây, chế biến và sử dụng sữa hạt nổi lên như một trào lưu mới giúp bảo vệ sức khỏe. Quả thực, xét dưới góc độ khoa học, điều này hoàn toàn hợp lý. Hàm lượng dinh dưỡng trong loại thức uống này không thể so sánh với các loại sữa có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, chúng lại khắc phục được nhược điểm khó tiêu của sữa tươi. Bởi lẽ, thành phần của chúng thường chứa rất ít các chất béo động vật. Chính vì thế, đây có thể coi là loại sữa chống trào ngược dạ dày hoàn hảo.
Các loại sữa hạt bạn có thể thực hiện tại nhà, hoặc mua sẵn tại các cửa hàng có thể kể đến như: Sữa ngô, sữa gạo, sữa yến mạch, sữa bí ngô, sữa hạnh nhân, sữa hạt sen, sữa hạt điều,… Tất nhiên, một số loại sữa này cũng được chế biến một phần từ sữa tươi. Tuy nhiên, hàm lượng của chúng không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, do kết hợp với các loại hạt, loại sữa này sẽ cung cấp đáng kể lượng vitamin cho cơ thể, giúp phòng ngừa các bệnh lý khác nhau, đặc biệt là bệnh tim mạch. Cùng với đó, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn của chúng cũng là một điểm cộng đáng để bạn thử.
Một điểm lưu ý khác là bạn không nên dùng sữa đậu nành, mặc dù đây cũng là một loại sữa hạt. Bởi lẽ, axit oxalic có trong đậu nành có khả năng tương tác rất nhanh với axit dạ dày. Vì thế, khi sử dụng loại sữa này, bạn rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác, theo Đông y, đậu nành có tính hàn, khi uống vào có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người sử dụng.
Sữa chua
Nhiều người nghĩ rằng, sữa chua có tính axit nên không thích hợp cho người bị đau bao tử. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng lại là loại sữa chống trào ngược dạ dày rất tốt. Bởi lẽ, loại axit có trong sữa chua là axit lactic, giống như một loại men giúp tiêu hóa tốt hơn và bổ sung lợi khuẩn cho hoạt động đường ruột. Bên cạnh đó, lợi khuẩn có trong sữa chua khi vào dạ dày còn giúp tiêu diệt và làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn HP- một loại hại khuẩn gây ra các vết loét dạ dày.
Tuy nhiên, cũng giống như các loại sữa khác, sữa chua chỉ phát huy tối đa được lợi ích của chúng khi được sử dụng đúng cách. Cụ thể, bạn không nên ăn sữa chua khi quá đói, bởi chúng có thể khiến dạ dày bị kích ứng nhẹ. Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng loại thực phẩm này là vào khoảng sau ăn 30-60 phút. Sữa chua tốt nhất khi được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc trong ngăn mát tủ lạnh, tức vào khoảng 5-18 độ C. Nếu bạn hâm nóng sữa chua, các dưỡng chất có trong thực phẩm này sẽ bị biến chất và mất đi dinh dưỡng. Đồng thời, các lợi khuẩn có trong thực phẩm này cũng bị tiêu diệt.
Trên đây là một số giải đáp thắc mắc xung quanh các sữa chống trào ngược dạ dày. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!