Thận yếu là gì? Dấu hiệu có nguy hiểm và chữa khỏi được không

Thận được ví như cửa ngõ sinh mệnh của mỗi con người nên nếu chỉ mắc phải một dấu hiệu nhỏ nào đó thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan khác. Bệnh thận hư gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh mạng. Chính vì vậy việc nắm rõ khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị là điều cần thiết để bảo vệ cơ thể được tốt hơn. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Thận yếu là gì?

Thận đảm nhận một vai trò là giúp thanh lọc và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết nước tiểu. Bên cạnh đó nó còn nằm giữ vai trò giúp ổn định huyết áp, điện giải, sản xuất hồng cầu trong máu. Chính những điều này đã chứng tỏ thận là bộ phận quan trọng ở trong hệ thống vận hành cơ thể.

Thận yếu

Một khi bộ phận này có vấn đề, đặc biệt là việc suy giảm chức năng thì đương nhiên gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe, điển hình là thận yếu. Lúc này nó không còn hoạt động hiệu quả như lúc còn bình thường được nữa. Theo đó căn bệnh này diễn ra rất âm thầm. Hình thành trong nhiều tháng, có khi đến tận 1 năm rồi gây tổn thương cho thận. Hơn nữa nó còn không có nhiều dấu hiệu nhận biết rõ ràng từ lúc phát bệnh và công việc chữa trị cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Dấu hiệu thận yếu dễ nhận biết

Như đã trình bày, thông thường thận yếu sẽ không có các biểu hiện rõ rệt ngay từ thời gian đầu phát bệnh. Mà mãi cho đến các giai đoạn nặng hơn thì người bệnh nói gặp những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Tay chân lạnh, người bị phù nề: Cách nhận biết nổi bật nhất của người bị thận yếu. Vì khi đó chức năng thận đã bị suy giảm đáng kể, lưu lượng máu lưu thông không được tốt, dịch ứ đọng ở các chi rồi khiến tay chân lạnh, người phù nề.
  • Hoa mắt, chóng mặt và có phản ứng chậm chạp: Thận giảm chức năng làm cho phía não bộ cũng không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nên hình thành chứng hoa mắt, chóng mặt. Cộng với hiện tượng chậm chạp cả trong phản ứng cơ thể và trong suy nghĩ.
  • Tiểu đêm nhiều lần: Người bị thận yếu sẽ hay bị tiểu nhiều mỗi khi đêm xuống nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi ít hơn bình thường. Triệu chứng này mà kéo dài sẽ làm tiểu sót, vô niệu,…
  • Đau lưng cộng với mệt mỏi: Chính dấu hiệu đau lưng thận cộng với triệu chứng mệt mỏi là dấu hiệu điển hình mà người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý. Do lúc này cũng tại chức năng thận suy giảm nên khiến chất thải cứ tồn đọng bên trong, không được đào thải ra ngoài. Dễ gây ra ngộ độc, mệt mỏi. Thậm chí có một số trường hợp còn hình thành cả viêm nhiễm, sỏi thận rồi phát sinh những cơn đau thắt lưng, cột sống dạng quặn thắt.
  • Biểu hiện bất thường về sinh lý: Thận yếu nên cũng làm cho sinh lý của nam giới bị ảnh hưởng đáng kể, lưu lượng máu lưu thông đến bộ phận dương vật kém, dễ hình thành rối loạn cương dương, yếu sinh lý,.. Thêm vào đó thì bộ phận thận còn có chức năng sản xuất cũng như điều hòa lượng hormone sinh dục nên nên nếu quá trình bị ảnh hưởng sẽ khiến cho nội tiết tố bị suy giảm, ham muốn cũng giảm theo.

Nguyên nhân gây thận yếu

Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho người mắc phải có những đánh giá đúng đắn và có biện pháp khắc phục kịp thời. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành chứng thận yếu, bao gồm:

Người thừa cân, béo phì

Đối tượng đang bị thừa cân và béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận yếu nhiều hơn những người có mức cân nặng lý tưởng. Do chính lượng mỡ dư thừa ở bên trong cơ thể làm gia tăng quá mức rồi gây cản trở nhiều đến việc máu lưu thông đến thận. Khi tình trạng xuất hiện kéo dài sẽ làm cho thận thiếu máu, các chức năng hoạt động bị ảnh hưởng rồi từ đó hình thành suy thận.

Nguyên nhân gây thận yếu

Người mắc các bệnh lý nền

Một vài bệnh lý nền có liên quan trực tiếp đến hoạt động của thận, gia tăng thêm nguy cơ mắc thận yếu đó là:

  • Bệnh đái tháo đường làm mạch máu trong thận thu hẹp lại, cản trở lượng máu lưu thông đến thận rồi khiến chức năng thận bị suy giảm, bị hư hại.
  • Bệnh nhân bị sỏi niệu quản hay sỏi thận sẽ ngăn cản sự đào thải độc tố thống qua đường nước tiểu, chất thải tích tụ nhiều rồi tăng nguy cơ bị suy thận.
  • Tắc niệu quản, viên bàng quang làm thận chịu áp lực lớn, thận ứ nước rồi tổn thương đài bể thận dẫn đến thận yếu, suy thận.
  • Thêm vào đó còn có một số bệnh đó là u xơ tiền liệt tuyến,… cũng gây ảnh hưởng đến đường tiểu và làm chức năng thận bị suy yếu dần.

Lạm dụng thuốc

Đa số các loại thuốc chữa trị bệnh đều sẽ chữa rất ít hoặc ít lượng độc tố nhất định. Nếu như bạn quá lạm dụng, cố tình dùng thuốc trong một thời gian dài không theo chỉ dẫn của bác sĩ rất dễ khiến cho gan, thận hoạt động quá mức. Một vài trường hợp còn làm cho thận nhiễm độc, phát sinh thận yếu,…

Lối sống không khoa học

Các chuyên gia đánh giá rằng duy trì lối sống không khoa học, buông thả chính là nguyên nhân hàng đầu hình thành nhiều vấn đề xấu về sức khỏe, đặc biệt là có liên quan đến chức năng thận. Trong đó có một số thói quen chính dưới đây:

  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc hút thuốc lá làm cho lượng protein ở trong thận suy giảm quá mức.
  • Lười uống nước hoặc là không cung cấp đủ lượng nước trung bình mỗi ngày sẽ làm cho thận hoạt động rất khó khăn. Từ đó gia tăng nguy cơ tạo sỏi, độc tố tích tụ nhiều trong thận mà không được bài tiết ra ngoài.
  • Người hay có thói quen nhịn tiểu cũng làm cho thận chịu nhiều áp lực lớn ở thời gian dài. Lâu dần hình thành thận yếu, thận hư và nhiều chứng bệnh khác.

Thận yếu có nguy hiểm không?

Thận yếu có nguy hiểm không chính là một trong các thắc mắc lớn của nhiều người bệnh hiện nay. Cụ thể bệnh sẽ không quá nguy hiểm nếu như được phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên khi chức năng thận đã bị suy giảm, những chất độc được tích tụ bên trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, yếu sinh lý.

Thận yếu có nguy hiểm không

Nghiêm trọng hơn là căn bệnh này có là nguyên nhân chính để hình thành lên nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như huyết áp cao, bệnh tim mạch, thận ứ nước, bàng quang viêm nhiễm, ung thư bàng quang,… Chính vì thế công việc chẩn đoán cũng như điều trị ngay từ sớm đương nhiên sẽ tốt hơn. Các bác sĩ sẽ tiến hành một vài xét nghiệm chuyên sâu để nhận định và đưa ra kết luận chính xác gồm:

  • Xét nghiệm chức năng thận: Mục đích kiểm tra nồng độ chất Albumin trong nước tiểu và đồng thời kiểm tra luôn độ lọc cầu thần khi xét nghiệm máu.
  • Siêu âm bụng: Để cho bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá được cấu trúc, kích thước phần tổn thương ở thận.
  • Sinh thiết thận: Tìm ra nguồn gốc hình thành, phát triển của chứng thận yếu

Cũng có một số trường hợp đặc biệt bác sĩ chưa chắc chắn thì có thể được chỉ định làm thêm một vài phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để xác định chính xác hơn.

Thận yếu có chữa khỏi được không?

Bình thường thì bệnh sẽ được phát triển thông qua nhiều giai đoạn khác nhau, tại mỗi giai đoạn lại có các biểu hiện riêng biệt. Vì vậy mỗi người bệnh cần ý thức chủ động tìm hiểu ký để nắm rõ được mức độ bệnh chính xác của mình, nhất là thời điểm mới chỉ có triệu chứng điển hình thì công việc chữa trị cũng sẽ dễ dàng hơn.

Bản chất thận bị suy yếu là một căn bệnh mang tính nguy hiểm cao vì diễn biến phát triển chậm đến rất chậm. Chỉ đến khi nào nó đã ăn sâu vào trong cơ thể, bệnh trở nặng rồi thì người bệnh với phát hiện ra. Thế nhưng lúc đó bệnh đã bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới là mãn tính rồi. Thật sự rất khó để chữa trị được dứt điểm và từ đó hình thành thêm nhiều bệnh lý khác. Có thể bạn không chỉ phải điều trị một bệnh thận yếu đâu mà còn điều trị thêm một vài bệnh phát sinh do thận yếu gây ra nữa đấy.

Thêm vào đó bệnh thân yếu có chữa trị được khỏi hay không còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố và giai đoạn mắc bệnh. Khi mới xuất hiện, mới khởi phát thì cơ hội chữa tận gốc là rất lớn và ngược lại. Ngoài ra còn phụ thuộc thêm vào việc người bệnh có thực hiện theo đúng phác đồ chữa trị của bác sĩ hay không. Để biết được chính xác thông tin thì bạn hãy di chuyển ngay đến các cơ sở y tế để được tư vấn cách chữa phù hợp nhất nhé.

Các cách trị thận yếu

Là một căn bệnh mang đến sự ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và tâm lý của những ai mắc phải. Tuy nhiên người bệnh cũng không cần quá lo lắng vì bệnh có thể được chữa trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện ngay và áp dụng các phương pháp chữa trị tích cực sau:

Trị thận yếu bằng thuốc Tây

Là cách chữa trị nhanh chóng, phổ biến nhất nhưng cũng tiềm ẩn tác dụng phụ nên người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ đúng theo phác đồ chữa trị, không được lạm dụng, tự ý đổi hay dùng bất kỳ một loại thuốc nào khác mà chưa được sự đồng ý. Một vài loại thuốc Tây y chữa trị thận yếu gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Tác dụng chính là giúp trong hỗ trợ đào thải nước, các độc tố còn dư thừa ra bên ngoài để giảm áp lực cho thận. Đó là thuốc Furosemid, giảm kali máu, Thiazid,…
  • Thuốc điều hòa huyết áp: Dùng một số thuốc điều hòa huyết áp như Atenolol, Amlodipin, Perindopril, Quinepril, Calci Phospho, Felodipin,… giúp cho người bệnh ổn định, cân bằng chức năng thận được tốt hơn.
  • Thuốc hỗ trợ sản sinh máu: Nếu như thận yếu gây ra chóng mặt, đau đầu thì các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thêm một vài dòng thuốc để hỗ trợ máu sản sinh như beta, Darbe epo alpha,…
  • Thuốc kiểm soát lượng axit uric: Việc thận yếu sẽ khiến cho lượng lớn axit uric không được đào thải được hết ra bên ngoài, cứ tồn đọng trong cơ thể và gia tăng thêm nguy cơ bị bệnh gout nên các bác sĩ thường cân nhắc cho bệnh nhân dùng Allopurinol, Colchicin,…

Ngoài việc áp dụng thuốc trị thận yếu thì tùy theo mức độ các bác sĩ sẽ xem xét rồi yêu cầu người bệnh chạy thận nhân tạo, ghép thận để sự sống được duy trì. Tuy nhiên trường hợp này chỉ gặp đối với người bị thận yếu giai đoạn cuối mà thôi.

điều trị bệnh thận yếu

Trị thận yếu bằng thuốc Đông y

Những bài thuốc Đông y là một cách chữa thận yếu được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì phương pháp này mang lại hiệu quả cao, tính an toàn, không tác dụng phụ mà đặc biệt còn ngăn ngừa tái phát tốt. Một vài bài thuốc Đông y điển hình bao gồm:

  • Bài thuốc số 1: Nguyên liệu chuẩn bị gồm có ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, thỏ ty tử, thục địa, sơn thù du đã rửa sạch rồi đem đi sắc cùng 800ml nước lọc. Sau đó chắt ra thành 04 phần bằng nhau để dùng trong ngày. Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng là sẽ cảm thấy có sự cải thiện tích cực.
  • Bài thuốc số 2: Nguyên liệu chuẩn bị gồm huyền sâm, huyết dục, lá móng tay, mộc thông, rễ cỏ tranh, cỏ xước đem đi sắc với 600ml nước lọc. Bật lửa nhỏ đến khi nào nước thuốc cạn hết còn tầm 200ml thì dừng lại. Tắt bếp và uống khi còn nóng vào mỗi buổi sáng và tối sau ăn.

Trị thận yếu bằng các mẹo vặt

Ngoài ra người bệnh có thể lựa chọn chữa thận yếu thông qua các mẹo vặt. Những cách này được áp dụng nhiều vì lành tính, an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí. Bao gồm:

  • Dùng rau ngổ: Luộc chín để ăn hoặc giã nát lọc lấy nước cốt để sử dụng mỗi ngày. Có tác dụng làm giảm nhanh dấu hiệu bệnh đáng kể.
  • Râu ngô hoặc là kim tiền thảo: Cho hai nguyên liệu trên mang đi rửa sạch rồi đun cùng nước. Uống hàng ngày vừa giúp lợi tiểu mà còn cải thiện và tăng cường tốt cho chức năng thận.
  • Hướng dương và khiếm thực: Áp dụng theo tỷ lệ là 2:5 rồi mang đi giã nát, nấu canh ăn hàng ngày là được. Cần kiên trì sử dụng hàng ngày mới có hiệu quả tốt.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh thận yếu mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức chia sẻ hữu ích nhất, đáp ứng đầy đủ mọi thắc mắc đang tìm kiếm về bệnh. Từ đó hiểu rõ hơn về chứng thận yếu, biết cách nhận biết và đưa ra hướng khắc phục phù hợp. Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá bài viết