Thuốc ACC 200 có tác dụng, cách dùng, liều dùng tác dụng phụ và khuyến cáo, số đăng ký của nhà sản xuất hoặc các bác sĩ, dược sĩ. Thuốc ACC 200 có bán ở các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá bán theo quy định của bộ Y Tế.
Nội dung :
Thuốc acc 200 trị bệnh gì?
Ðược dùng làm thuốc tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt (mucoviscidosis) (xơ nang tuyến tụy), bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn, và làm sạch thường quy trong mở khí quản.
Ðược dùng làm thuốc giải độc trong quá liều paracetamol.
Ðược dùng tại chỗ trong điều trị hội chứng khô mắt (viêm kết giác mạc khô, hội chứng Sjogren) kết hợp với tiết bất thường chất nhầy.
Chống chỉ định
Tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein).
Quá mẫn với acetylcystein.
Thận trọng khi sử dụng
Phải giám sát chặt chẽ người bệnh có nguy cơ phát hen, nếu dùng acetylcystein cho người có tiền sử dị ứng; nếu có co thắt phế quản, phải dùng thuốc phun mù giãn phế quản như salbutamol (thuốc beta – 2 adrenergic chọn lọc, tác dụng ngắn) hoặc ipratropium (thuốc kháng muscarin ) và phải ngừng acetylcystein ngay.
Khi điều trị với acetylcystein, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh giảm khả năng ho.
Thời kỳ mang thai
Ðiều trị quá liều paracetamol bằng acetylcystein ở người mang thai có hiệu quả và an toàn, và có khả năng ngăn chặn được độc tính cho gan ở thai nhi cũng như ở người mẹ.
Thời kỳ cho con bú
Thuốc dùng an toàn cho người cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Acetylcystein có giới hạn an toàn rộng. Tuy hiếm gặp co thắt phế quản rõ ràng trong lâm sàng do acetylcys-tein, nhưng vẫn có thể xảy ra với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein.
Thường gặp, ADR > 1/100
Buồn nôn, nôn.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Buồn ngủ, nhức đầu, ù tai.
Viêm miệng, chảy nước mũi nhiều.
Phát ban, mày đay.
Hiếm, ADR < 1/1000
Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân.
Sốt, rét run.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng:
Nếu dùng làm thuốc tiêu chất nhầy, có thể phun mù, cho trực tiếp hoặc nhỏ vào khí quản dung dịch acetylcystein 10 – 20%. Thuốc tác dụng tốt nhất ở pH từ 7 đến 9, và pH của các chế phẩm bán trên thị trường có thể đã được điều chỉnh bằng natri hydroxyd. Nếu dùng làm thuốc giải độc trong quá liều paracetamol, có thể cho uống dung dịch acetylcystein 5%. Cũng có thể dùng đường tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch để điều trị quá liều paracetamol nhưng nên chọn cách uống.
Thuốc nhỏ mắt acetylcystein 5% dùng tại chỗ để làm giảm nhẹ các triệu chứng do thiếu màng mỏng nước mắt.
Liều lượng:
Làm thuốc tiêu chất nhầy, acetylcystein có thể được dùng:
Hoặc phun mù 3 – 5 ml dung dịch 20% hoặc 6 – 10 ml dung dịch 10% qua một mặt nạ hoặc đầu vòi phun, từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Nếu cần, có thể phun mù 1 đến 10 ml dung dịch 20% hoặc 2 đến 20 ml dung dịch 10%, cách 2 đến 6 giờ 1 lần.
Hoặc nhỏ trực tiếp vào khí quản từ 1 đến 2 ml dung dịch 10 đến 20% mỗi giờ 1 lần. Có thể phải hút đờm loãng bằng máy hút.
Hoặc uống với liều 200 mg, ba lần mỗi ngày, dưới dạng hạt hòa tan trong nước. Trẻ em dưới 2 tuổi uống 200 mg/ngày chia 2 lần và trẻ em từ 2 đến 6 tuổi uống 200 mg, hai lần mỗi ngày.
Ðiều trị khô mắt có tiết chất nhầy bất thường: Thường dùng acetylcystein tại chỗ, dưới dạng dung dịch 5% cùng với hypromellose, nhỏ 1 đến 2 giọt, 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Dùng làm thuốc giải độc quá liều paracetamol bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống:
Tiêm truyền tĩnh mạch: Liều đầu tiên 150 mg /kg thể trọng, dưới dạng dung dịch 20% trong 200 ml glucose 5%, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút, tiếp theo, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 50 mg/kg trong 500 ml glucose 5%, trong 4 giờ tiếp theo và sau đó 100 mg/kg trong 1 lít glucose 5% truyền trong 16 giờ tiếp theo. Ðối với trẻ em thể tích dịch truyền tĩnh mạch phải thay đổi.
Hoặc uống: Liều đầu tiên 140 mg/kg, dùng dung dịch 5%; tiếp theo cách 4 giờ uống 1 lần, liều 70 mg/kg thể trọng và uống tổng cộng thêm 17 lần.
Acetylcystein được thông báo là rất hiệu quả khi dùng trong vòng 8 giờ sau khi bị quá liều paracetamol, hiệu quả bảo vệ giảm đi sau thời gian đó. Nếu bắt đầu điều trị chậm hơn 15 giờ thì không hiệu quả, nhưng các công trình nghiên cứu gần đây cho rằng vẫn còn có ích.
Tương tác thuốc
Acetylcystein là một chất khử nên không phù hợp với các chất oxy – hóa.
Không được dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcystein.
Ðộ ổn định và bảo quản
Phải bảo quản lọ dung dịch natri acetylcystein chưa mở ở 15 – 300C.
Sau khi tiếp xúc với không khí, dung dịch phải bảo quản ở 2 – 80C để làm chậm oxy – hóa và phải dùng trong vòng 96 giờ.
Phải pha dung dịch loãng ngay trước khi dùng và dung dịch này chỉ ổn định trong vòng một giờ.
Tương kỵ
Acetylcystein phản ứng với 1 số kim loại, đặc biệt sắt, niken, đồng và với cao su. Cần tránh thuốc tiếp xúc với các chất đó. Không được dùng các máy phun mù có các thành phần bằng kim loại hoặc cao su.
Dung dịch natri acetylcystein tương kỵ về lý và/hoặc hóa học với các dung dịch chứa penicilin, oxacilin, oleandomycin, amphotericin B, tetracyclin, erythromycin lactobionat, hoặc natri ampicilin. Khi định dùng một trong các kháng sinh đó ở dạng khí dung, thuốc đó phải được phun mù riêng.
Dung dịch acetylcystein cũng tương kỵ về lý học với dầu iod, trypsin và hydrogen peroxyd.
Quá liều và xử trí
Quá liều acetylcystein có triệu chứng tương tự như triệu chứng của phản vệ, nhưng nặng hơn nhiều: Ðặc biệt là giảm huyết áp. Các triệu chứng khác bao gồm suy hô hấp, tan máu, đông máu rải rác nội mạch và suy thận. Tử vong đã xảy ra ở người bệnh bị quá liều acetylcystein trong khi đang điều trị nhiễm độc paracetamol. Quá liều acetylcystein xảy ra khi tiêm truyền quá nhanh và với liều quá cao. Ðiều trị quá liều theo triệu chứng.