Trĩ hỗn hợp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và 3 cách điều trị

Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Do đó, người mắc trĩ hỗn hợp luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh trĩ hỗn hợp và một vài giải pháp loại bỏ trĩ hiệu quả nhất nhé!

Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là tình trạng bệnh búi trĩ xuất hiện ở trên và cả dưới đường lược (còn được hiểu là mắc cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại). Bệnh trĩ hỗn hợp xuất hiện nhiều khi người bệnh mắc trĩ nội độ 3,4. Người mắc bệnh trĩ hỗn hợp thường sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ bệnh.

Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Bệnh trĩ hỗn hợp có những dấu hiệu điển hình cụ thể như:

  • Đi đại tiện ra máu: Bệnh nhân mắc bệnh trĩ hỗn hợp thường xuyên đi ngoài ra máu, thậm chí máu chảy thành tia và khó kiểm soát.
  • Đau đớn, ngứa rát xung quanh hậu môn: Búi trĩ sưng lên và gây cản trở khi người bệnh đi đại tiện. Những tổn thương ở vùng hậu môn, trực tràng tạo ra những cơn đau, ngứa ngáy đối với người bệnh.
  • Trĩ sa ở cửa hậu môn: Búi trĩ sa ra ngoài vùng hậu môn và không tự co lại được gây ra những khó khăn khi đi đại tiện cũng như sự khó chịu trong nhịp sống hàng ngày.
  • Chảy dịch nhầy, mùi hôi khó chịu tại vùng hậu môn: Khi ống hậu môn – trực tràng bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng tiết dịch nhầy. Chúng có mùi hôi thối, đặc biệt là khi người bệnh không vệ sinh vùng bệnh sạch sẽ.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hỗn hợp có thể là do một vài yếu tố sau:

  • Do chế độ ăn uống: Hậu môn – trực tràng có hoạt động trơn tru hay không một phần là do chế độ ăn uống. Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước sẽ giúp tránh được bệnh trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp nói riêng. Người bệnh có thói quen ăn các chất khó tiêu, cay nóng, chất kích thích,… thì nguy cơ bị trĩ cao hơn.
  • Do chế độ sinh hoạt, thói quen xấu ảnh hưởng tới hậu môn – trực tràng: Nhiều người thường xuyên ngồi đại tiện lâu hoặc có thói quen nhịn đi đại tiện sẽ gây nên nguy cơ mắc trĩ rất cao. Ngoài ra, đứng lâu, ngồi lâu một chỗ hoặc phải vận động mạnh gây áp lực lên vùng cơ bụng – cơ hậu môn cũng là nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ.
  • Do các bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng: Một vài bệnh nhân mắc các bệnh về hậu môn, trực tràng chưa điều trị triệt để cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường.
  • Một vài các nguyên nhân khác: Một số cơ địa của con người có các yếu tố tạo sự thuận lợi cho bệnh trĩ phát sinh như cơ địa có cơ hậu môn – trực tràng yếu, bị bệnh táo bón, phụ nữ mang thai – sinh con, người bị hội chứng lỵ hay các yếu tố về tuổi tác cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

Nguyên nhân, triệu chứng trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?

Ngoài những triệu chứng đau rát, ngứa ngáy gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh trĩ hỗn hợp khi tiến triển nặng có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm gồm:

  • Sa nghẹt các búi trĩ: Tình trạng này là biến chứng thường gặp của trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Búi trĩ gia tăng về kích thước sẽ có nguy cơ sa ra ngoài vùng hậu môn. Lúc này, búi trĩ có thể sưng phù nề, viêm nhiễm nặng, sưng tấy,…
  • Tắc mạch: Người mắc bệnh trĩ hỗn hợp sẽ gặp phải tình trạng tắc mạch ở đường lược. Tình trạng này làm tĩnh mạch ở búi trĩ vỡ và có nguy cơ hình thành máu đông.
  • Bội nhiễm: Khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ gây chảy máu. Tình trạng này sẽ là điều kiện lý tưởng để xuất hiện bội nhiễm. Bội nhiễm khiến vi khuẩn phát triển ở búi trĩ, gây ra các biến chứng khó lường.
  • Nhiễm trùng, chảy dịch: Trĩ hỗn hợp lâu ngày nếu không được điều trị có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng. Người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, ngứa rát dữ dội tại vùng bệnh.
  • Các mẩu da thừa ở hậu môn: Người bị trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp sẽ có nguy cơ bị da thừa ở rìa hậu môn. Điều này gây ảnh hưởng thẩm mỹ và các chức năng khác của hậu môn.

Phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ hỗn hợp mà người bệnh có những phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên, việc thăm khám và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ là nguyên tắc quan trọng và cần thiết giúp người bệnh điều trị và đẩy lùi bệnh.

Một vài biện pháp mà người bệnh có thể tham khảo như:

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng nội khoa

Người bệnh khi mắc trĩ có thể được kê đơn một loại loại thuốc như:

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Loại thuốc này giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, tránh bệnh táo bón và đẩy lùi trĩ.
  • Thuốc chống viêm, hỗ trợ thành mạch: Loại thuốc này chứa kháng sinh giúp phòng trừ viêm nhiễm. Ngoài ra, chúng còn chứa các chất oxy hóa để bảo vệ tĩnh mạch, làm giảm chứng phù nề.
  • Thuốc giảm đau: Người mắc trĩ thường bị đau rát, ngứa ngáy nên khi sử dụng loại thuốc này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu trên.
  • Người bệnh cần lưu ý việc sử dụng thuốc cần đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Tránh việc lạm dụng hoặc tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng thuốc vì có thể gây phản tác dụng.

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng thủ thuật

Sử dụng thủ thuật chỉ có tác dụng với người bệnh bị trĩ hỗn hợp nhẹ. Một vài thủ thuật phổ biến có thể áp dụng gồm:

  • Chích xơ vào các búi trĩ: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào các búi trĩ. Thao tác này sẽ giúp hạn chế chảy máu, tác động giảm kích thước búi trĩ.
  • Quang đông bằng tia hồng ngoại: Phương pháp này dùng tia hồng ngoại để ngăn chặn máu đi nuôi các búi trĩ. Sau đó, búi trĩ không được nuôi dưỡng và sẽ rụng dần.

Phẫu thuật loại bỏ trĩ hỗn hợp

Giải pháp phẫu thuật cắt trĩ sẽ được bác sĩ chỉ định khi tình trạng bệnh nặng, búi trĩ sa hẳn khỏi ống hậu môn và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ giúp loại bỏ gần như hoàn toàn chứng bệnh khó chịu này như phương pháp Longo, Whitehead, HCPT, laser,…

Mỗi phương pháp phẫu thuật cắt trĩ đều có những ưu, nhược điểm cũng như nguyên lý loại bỏ bệnh khác nhau. Người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được giải pháp phù hợp với tình hình cơ thể nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh trĩ hỗn hợp. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, người bệnh đã nắm được những dấu hiệu và giải pháp loại bỏ bệnh hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

5/5 - (2 votes)