Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không và cách chữa thế nào an toàn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng khó chịu này? Hãy cùng tham khảo lời giải đáp thông qua thông tin từ bài viết sau nhé!
Nội dung :
Dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh
Phụ nữ trải qua gần 40 tuần mang thai với những sự biến đổi trong cơ thể. Ngoài vấn đề về cân nặng, mẹ bầu cũng dễ mắc các bệnh lý như đi tiểu rắt, đau đầu, đau mỏi xương khớp,… Đặc biệt, căn bệnh phổ biến nhất sau sinh mà mẹ bầu gặp phải là bệnh trĩ. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tác động tiêu cực đến tâm lý của người mẹ.
Chị em phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ sau sinh là bởi vì:
- Trong khoảng thời gian mang bầu, chị em lười vận động và thường nằm hoặc ngồi một chỗ. Thói quen này khiến phân lưu tại ruột lâu dài gây bệnh táo bón. Bệnh này lâu ngày dẫn đến trĩ.
- Theo thời gian, trọng lượng của em bé trong bụng lớn dần và gây áp lực lên vùng trực tràng hậu môn. Các tĩnh mạch bị chèn ép, máu không lưu thông được, dẫn đến căng phình làm giãn nở mạch máu hình thành nên bệnh trĩ.
- Khi mẹ bầu chuyển dạ và sinh bé, mẹ rặn nhiều, rặn không đúng cách. Lúc này phần tử cung mở to làm tăng áp lực lên phần khoang chậu, tụ máu sưng lên, khiến các búi trĩ bị sa ra ngoài.
- Mẹ bầu bị trĩ trước khi mang thai nhưng không phát hiện ra hoặc chủ quan không điều trị sớm. Sau khi sinh thì các dấu hiệu bệnh trở nặng, làm chảy máu, viêm nhiễm, thuyên tắc các búi trĩ,…
- Chế độ ăn uống của chị em sau sinh không phù hợp, ăn ít rau củ quả, ít uống nước gây táo bón và trĩ.
Dấu hiệu phụ nữ sau sinh bị trĩ cũng tương tự như ở người bình thường, gồm:
- Ngứa rát vùng hậu môn
- Đi đại tiện ra máu
- Sa búi trĩ
- Sưng đau, chảy dịch tại vùng hậu môn
Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Là một loại bệnh lý không ảnh hưởng đến tính mạng con người, thế nhưng bệnh trĩ không thể tự khỏi. Đặc biệt, nếu chị em chủ quan không có phác đồ điều trị, bệnh có sẽ có dấu hiệu trở nặng, nguy cơ sa búi trĩ… Về lâu về dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới tâm lý chị em.
Do vậy, chị em phụ nữ cần tích cực can thiệp từ khi bệnh có dấu hiệu nhẹ. Việc thăm khám và có kế hoạch điều trị từ sớm sẽ giúp kiểm soát tốt và khiến búi trĩ nhanh chóng được loại bỏ.
Cách chữa bệnh trĩ sau sinh
Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng mẹo dân gian
Chị em sau sinh thường phải kiêng khem nhiều thứ cũng như bổ sung một lượng dinh dưỡng cân đối để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Do đó, chữa bằng các mẹo dân gian cũng cần lựa chọn những cách an toàn và góp phần nâng cao dinh dưỡng cho mẹ.
Dưới đây là 2 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả.
- Chè đu đủ: Đu đủ dễ ăn, lành tính và chứa một lượng dinh dưỡng cân đối dành cho chị em. Mẹ bầu sau sinh có thể xay nhuyễn đu đủ và đun với nước. Khi gần sôi thì thêm đường trắng và vặn nhỏ lửa. Món ăn này giúp hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ cho cơ thể cho bà bầu sau sinh.
- Cháo vừng đen: Cháo vừng đen dễ tiêu hóa lại rất lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Bởi vậy, món ăn này sẽ là giải pháp hỗ trợ chữa trĩ sau sinh hiệu quả. Chị em có thể nấu cháo vừng đen và thịt nạc và ăn trong ngày.
Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng thuốc Tây
Khi bệnh có dấu hiệu trở nặng hơn, điều trị bằng các phương pháp dân gian không đem đến hiệu quả thì việc sử dụng thuốc Tây là cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, thuốc uống cần được kê đơn và sử dụng theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Một vài loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sau sinh gồm:
- Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau sẽ làm giảm và đẩy lùi được cơn đau. Tuy nhiên chị em chỉ nên dùng thuốc paracetamol với liều lượng phù hợp, tránh dùng các thuốc chứa codein hoặc NSAID vì chúng làm tăng tình trạng táo bón, chảy máu khi đi ngoài.
- Thuốc hỗ trợ tiêu hóa, làm nhuận tràng: Khi các mẹ có biểu hiện táo bón kéo dài, đi đại tiện khó khăn thì có thể sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, thuốc hỗ trợ tiêu hóa, làm nhuận tràng, mềm phân dễ gây lệ thuộc nên chị em không được dùng liều cao hơn so với chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc làm bền thành mạch: Loại thuốc này có tác dụng nâng cao sức chịu đựng của thành mạch, hạn chế sa búi trĩ khi đi đại tiện.
- Các loại thuốc bôi/thuốc đặt hậu môn…: Những loại thuốc này giúp giảm đau, chống viêm nhiễm và hỗ trợ cầm máu tại chỗ. Các loại thuốc bôi ngoài da này gần như không gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa của mẹ bầu.
Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng phẫu thuật y khoa
Sau một thời gian điều trị tại nhà mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, chị em nên cân nhắc phẫu thuật cắt trĩ. Nhờ sự phát triển của nền y khoa hiện đại, có rất nhiều phương pháp cắt trĩ nhanh chóng, hiệu quả và không tái phát.
Một vài giải pháp phẫu thuật mà chị em có thể cân nhắc để loại bỏ hoàn toàn bệnh trĩ sau sinh gồm: Cắt trĩ bằng laser, cắt trĩ bằng longo, cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT,… Mỗi phương pháp sẽ có nguyên lý loại bỏ trĩ khác nhau cùng những ưu, nhược điểm nhất định. Chị em nên tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với bản thân.
Sau khi phẫu thuật có thể giúp giải quyết dứt điểm búi trĩ nhưng chi em cần lưu ý về chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng. Bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng từ thuốc gây mê, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau nên ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa nuôi con. Do đó, mẹ cần bồi bổ và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Các lưu ý ngăn ngừa bệnh trĩ sau sinh tái phát
Để ngăn ngừa bệnh trĩ sau sinh tái phát, việc duy trì các thói quen tốt và ăn uống đủ dưỡng chất là vô cùng cần thiết. Phụ nữ sau khi sinh em bé nên lưu ý các vấn đề sau:
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi trong các bữa ăn chính và phụ
- Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, rau củ quả.
- Có kế hoạch giảm cân nên cơ thể đang bị thừa cân.
- Ngủ đủ và sâu giấc.
- Tránh sử dụng các thức uống có tính kích thích như rượu, bia, cafe, chè đặc,…
- Không đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, nên đi lại nhẹ nhàng hoặc tập thể dục 20-30 phút mỗi ngày.
- Tuyệt đối không nên nhịn đi vệ sinh, khi có nhu cầu cần giải quyết ngay và nên hình thành thói quen đi vệ sinh cố định theo giờ.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không. Như vậy, có thể tổng kết lại rằng, bệnh trĩ sau sinh không tự khỏi nếu chị em không chủ động can thiệp bằng các phương pháp chữa trị. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết hữu ích dành cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh.